Năm 2020 có phải nắng nóng nhất lịch sử?

MẠNH ĐOÀN |

Các nhà khí tượng học đưa ra nhiều ý kiến xung quanh dự báo năm 2020 sẽ phá vỡ mọi kỷ lục nhiệt độ, kéo dài chuỗi hiện tượng thời tiết thất thường những năm qua.

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) vừa có thông báo cho biết, 5 năm trở lại đây đều có nhiệt độ trung bình toàn cầu cao nhất trong 140 năm qua (từ năm 1880 đến nay).

Cụ thể, chuẩn sai nhiệt độ trung bình tuần tự các năm như sau: 2015 cao hơn 0.87 độ C, 2016 cao hơn 1.04 độ C, 2017 cao hơn 0,93 độ C, 2018 cao hơn 0,78 độ C, 2019 cao hơn 0,99 độ C.

 Năm 2020 có phải nắng nóng nhất lịch sử?  - Ảnh 1.

Chuyên gia khí tượng Việt Nam cho rằng chưa có căn cứ để nói năm 2020 là năm nóng nhất trong lịch sử khí tượng. (Ảnh: Hữu Nghị)

Theo dự báo, năm 2020, nhiệt độ trên thế giới có thể cao hơn mức nhiệt trung bình khoảng 1 độ C.

Bên cạnh đó, các nhà khí tượng học dự báo năm 2020 sẽ phá vỡ mọi kỷ lục nhiệt độ, kéo dài chuỗi hiện tượng thời tiết thất thường những năm qua.

Ví dụ, cơ quan Khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) nhận định khả năng năm 2020 nóng nhất lịch sử khí tượng lên đến 75%, nếu không thì 99,9% sẽ nằm trong top 5 các năm nóng nhất...

Nêu ý kiến về những nhận định trên với VTC News, đại diện Trung tâm khí tượng Thủy văn Quốc gia cho hay, năm nay vẫn chưa thể là năm nóng nhất trong lịch sử.

"Chưa có căn cứ để nói năm 2020 sẽ là năm nóng nhất, nhưng xét trên quy mô toàn cầu, năm nay vẫn nắng nóng hơn bình thường", đại diện Trung tâm khí tượng Thủy văn Quốc gia cho hay.

Riêng với Việt Nam, nhiệt độ trung bình trên phạm vi toàn quốc từ đầu năm đến nay đều cao hơn sơ với trung bình nhiều năm từ 1.0 - 2.5 độ C, có nơi cao hơn đến 3 độ C.

Dự báo khoảng thời gian từ nay đến tháng 10 - những tháng nóng nhất của năm, nhiệt độ trên cả nước đều phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 0,5-1,0 độ C.

"Có nhiều nguyên nhân gây ra nhiệt độ trên thế giới và ở Việt Nam gia tăng, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là do tác động của biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu.

Bên cạnh đó, các hoạt động sản xuất, giao thông, xây dựng của con người làm thay đổi mặt đệm ví dụ như phá rừng, diện tích cây xanh giảm đi, bê tông hóa nhiều lên cũng làm cho nhiệt độ gia tăng hơn so với trước đây, vị chuyên gia khí tượng chia sẻ

Theo đại diện Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia, mưa lớn, lũ, lũ quét, dông, lốc vẫn sẽ còn xảy ra nhiều trong mùa hè năm 2020.

Tuy nhiên, trong tháng 5, mưa đá sẽ ít có khả năng xảy ra hơn hẳn so với tháng 3 và tháng 4/2020 và từ tháng 6 thì mưa đá và lũ quét giảm hẳn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại