NAFTA mới: Đòn cô lập của Trump nhằm vào Trung Quốc

Duy Tiến |

Theo điều khoản trong thỏa thuận về NAFTA mới, nếu một trong 3 thành viên Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ tham gia vào một thỏa thuận tự do thương mại với một nước “phi thị trường, như Trung Quốc, những nước còn lại có thể tự rút khỏi thỏa thuận trong 6 tháng và hình thành hiệp ước song phương riêng của họ.

Mỹ và Trung Quốc đang lún sâu vào một cuộc chiến thương mại khi hai bên liên tiếp tung ra các mức thuế ngày càng tăng nhằm vào hàng hóa của đối phương.

Theo Reuters, điều khoản này, vốn gây tranh cãi ở Canada, nhưng lại phù hợp với nỗ lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm cô lập Trung Quốc về mặt kinh tế cũng như ngăn chặn các công ty của Trung Quốc sử dụng Canada và Mexico làm “cửa sau” để nhập hàng miễn thuế vào Mỹ.

Theo như điều khoản này, các thành viên của NAFTA mới, hay còn có tên là thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada (USMCA), nếu thành viên nào tham gia đàm phán với phía Trung Quốc thì phải thông báo cho các thành viên còn lại trước ít nhất 3 tháng.

Derek Scissors, một học giả về Trung Quốc tại Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington, cho biết các điều khoản này đã cho phép chính quyền Trump thực hiện quyền phủ quyết hiệu quả đối với bất kỳ thỏa thuận thương mại nào với Trung Quốc của Mexico và Canada.

Nếu như tiếp tục được áp dụng trong các cuộc đàm phán với Eu và Nhật Bản, nó sẽ thêm một bước nữa giúp cô lập Trung Quốc trên hệ thống thương mại toàn cầu.

“Đối với cả Mexico và Canada, chúng ta có lý do để nghĩ rằng một thỏa thuận thương mại tự do với phía Trung Quốc là hoàn toàn có thể xảy ra. Đây là một cách rất thanh lịch để ngăn cản khả năng đó xảy ra. Không có một thỏa thuận nào với Trung Quốc đáng để các quốc gia kia đánh đổi với một thỏa thuận USMCA đã được phê chuẩn,” Scissors cho biết.

Sau nhiều tháng trời liên tục chỉ trích các đồng minh châu Âu, hiện nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cố gắng “chiêu mộ” những nước này vào cuộc chiến của Mỹ nhằm tạo áp lực lên Trung Quốc để thay đổi những chính sách thương mại, bảo hộ và cả sở hữu trí tuệ.

Bắc Kinh từng yêu cầu WTO công nhận nước này là một “nền kinh tế thị trường” do thỏa thuận gia nhập WTO của nước này đã hết hạn từ tháng 12-2016, một động thái mà sẽ làm yếu đi nghiêm trọng sự “phòng vệ thương mại” của các nước phương Tây với hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại