Na Uy hiện đã trở thành đất nước đầu tiên nói không với việc chặt phá rừng.
Nghị viện Na Uy đã cam kết chính sách không chặt cây rừng sau khi Ủy ban các Thành viên Nghị viện đưa ra những lời đề nghị về việc điều chỉnh các đạo luật, dẫn tới việc đưa Na Uy trở thành nước “không tiếp tay cho việc phá hoại rừng mưa nhiệt đới”.
Norway cũng đã gây quỹ ủng hộ những dự án bảo tồn rừng toàn cầu, kèm theo việc ủng hộ các chương trình bảo về nhân quyền trong các cộng đồng bảo vệ rừng.
Nils Hermann Ranum, người đứng đầu chính sách và người chỉ huy chiến dịch bảo vệ rừng tại Tổ Chức Rừng Mưa Nhiệt Đới Na Uy, đã có tuyên bố: “Đây là một bước tiến dài trong cuộc chiến bảo vệ rừng mưa nhiệt đới. Nhiều năm vừa qua, rất nhiều công ty đã dừng việc sản xuất hàng hóa có liên quan đến việc tàn phá rừng".
Trong nhiều năm qua, Tổ Chức Rừng Mưa Nhiệt Đới Na Uy đã mở chiến dịch nhằm thuyết phục chính phủ thông qua dự luật giảm hoàn toàn tỉ lệ phá rừng xuống con số không.
Vào năm 2014, Na Uy đã lập một tuyên bố liên kết giữa Đức và Liên hiệp Vương Quốc Anh tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về khí hậu tại New York, cam kết sẽ hỗ trợ những sản phẩm sản xuất không phụ thuộc vào việc phá rừng.
Trong một nghiên cứu cuối năm ngoái, việc sản xuất thịt bò, dầu cọ và gỗ của 7 nước ( gồm Argentina, Bolivia, Brazil, Paraguay, Indonesia, Malaysia, and Papua New Guinea) từ năm 2000 đến năm 2011 đã chiếm 40% tổng số cây rừng nhiệt đới bị chặt và 44% tổng lượng khí carbon thải ra môi trường.
Theo Independent/ClimateAction