Sự kiện đánh dấu việc lần đầu tiên sau Thế chiến thứ hai, quốc gia Bắc Âu giáp Nga này cho phép quân đội nước ngoài đóng quân trên lãnh thổ của mình.
Đồng thời, đây cũng là các động thái của kế hoạch triển khai quá trình xây dựng một lực lượng đồn trú đa quốc gia ở một số nước Đông Âu, bao gồm hơn 4.000 binh sỹ phản ứng nhanh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Động thái làm dấy lên các mối quan ngại về nguy cơ một cuộc Chiến tranh Lạnh mới giữa NATO và Nga.
Trước đó, NATO liên tiếp gây sức ép đối với Tây Ban Nha buộc nước này không cho phép hạm đội tàu sân bay của Nga cập cảng tiếp tế; cho thấy Mỹ và NATO gấp rút phát động một chiến lược mới nhằm vào Nga.
Trong một phát biểu liên quan, Tổng thống Nga V.Putin nhấn mạnh, dân số Nga hiện nay chỉ có trên 140 triệu người, còn NATO có khoảng 600 triệu người.
Chính vì thế Nga không đủ khả năng để phát động một cuộc Chiến tranh Lạnh mới nhằm vào NATO như quan ngại của dư luận, song Moscow cũng khẳng định sẽ không "ngồi yên" nếu NATO có các động thái lấn tới.
Còn Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh, lực lượng phản ứng nhanh đa quốc gia do NATO xây dựng là một lực lượng xung kích mạnh mẽ, không nhằm kích động xung đột mà nhằm ngăn chặn xung đột.