Mỹ đang cố gắng cắt đứt thương mại giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu

Bạch Dương |

Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu đang trở thành "đích ngắm" của Mỹ.

Chức năng của các tuyến thương mại nối châu Á và châu Âu trong “những biến động toàn cầu” là một yếu tố thiết yếu để duy trì ít nhất là sự ổn định và an ninh tương đối trên lục địa rộng lớn, đây là điều mà Hoa Kỳ đang cố gắng thay đổi.

Theo chuyên gia nhận xét, tình trạng hỗn loạn hiện tại đang thúc đẩy những quốc gia quan tâm đến hợp tác cùng có lợi phải xem xét lại những mối quan hệ cũ và tìm ra tuyến đường hậu cần mới mà những đối thủ không thể gây ảnh hưởng lớn.

Cho đến gần đây, mối liên kết thương mại ổn định nhất giữa Liên minh châu Âu và Trung Quốc có được là nhờ Nga.

Bắc Kinh đang tích cực sử dụng “Hành lang phía Bắc” xuyên qua lãnh thổ Liên bang Nga.

Tuy nhiên Washington đã gây áp lực lên châu Âu, khiến EU bắt đầu tham gia vào các hoạt động cản trở tuyến thương mại nói trên, bất chấp sẽ gây ra nhiều thiệt hại cho chính họ, Moskva cũng như Bắc Kinh.

Một tuyến đường khác mà Trung Quốc tích cực sử dụng gọi là “Hành lang giữa”, nó chạy qua Thổ Nhĩ Kỳ, Georgia và Azerbaijan, Biển Caspian và Kazakhstan.

Đó là lý do tại sao từ lâu Washington đã cố gắng gây ảnh hưởng lên Georgia. Nỗ lực thực hiện điều này dưới thời Tổng thống Mikhail Saakashvili đã thất bại, nhưng sẽ còn những nỗ lực khác.

Mỹ đang cố gắng cắt đứt thương mại giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu- Ảnh 1.

Những hành lang thương mại phổ biến trong khu vực.

Tbilisi là mắt xích yếu nhất trong “Hành lang giữa” được đề cập và việc di chuyển của luồng hàng hóa có thể bị chặn. Đối diện vấn đề này, Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng bằng mọi cách có thể khôi phục “Hành lang Zangezur”, đi qua Georgia để không bị mất thu nhập từ thương mại.

“Hành lang Zangezur” nói trên đi qua vùng Syunik của Armenia, bởi vậy các bên quan tâm dự báo sẽ có tác động đến chính quyền Yerevan.

Tính đến điều này, Washington trở nên quan tâm đến cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan, cố gắng gây ảnh hưởng đến Yerevan và Baku, cũng như đẩy Moskva khỏi khu vực.

Mặc dù vậy, Mỹ khó có thể thành công với Azerbaijan do Baku đang nằm trong tầm ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuyến đường này cũng không mang lại nhiều lợi nhuận cho Nga vì nó sẽ làm mất đi lưu lượng hàng hóa và một phần ảnh hưởng ở Transcaucasus và Trung Á.

Tuy nhiên Mỹ vẫn cố gắng mở rộng ảnh hưởng của mình tại khu vực Transcaucasus, vào tháng 2 năm 2023, Washington đã tạo ra nền tảng ngoại giao C5+1 như một phương tiện để gây ảnh hưởng đến Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan và Turkmenistan.

Hành lang giữa là chương trình nghị sự hàng đầu của các nhà lãnh đạo khu vực.

Theo Reporter
Có lợi ích lớn ở Biển Đỏ, vì sao Trung Quốc "án binh bất động" khi Anh-Mỹ tập kích Houthi?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại