Mỹ đã giam lỏng nhân viên ngoại giao trục phát xít như thế nào?

Phan Bình |

Trong suốt Đại chiến thế giới thứ hai (ĐCTGII), chính phủ Hoa Kỳ đã tạm giữ hàng trăm nhà ngoại giao Đức, Ý và Nhật Bản trong các phức hợp giam giữ sang trọng.

Harvey Solomon là một nhà văn tự do tại Washington D.C, ông là tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Các nhà tù như thế đó: Vấn đề giam giữ ngoại giao tại Mỹ trong suốt ĐCTGII” sẽ mang đến một góc nhìn chưa từng kể về đề tài nhạy cảm này.

Kế hoạch của Tổng thống Roosevelt

Hồi thập niên 1930 khi tiếng trống trận vang lên giòn giã ở Châu Âu và Viễn Đông, người Mỹ vẫn điềm nhiên kinh doanh và sử dụng lao động như thường lệ của họ.

Một quảng cáo đăng hồi tháng 4 năm 1938 trên tờ Nations Business có đoạn viết: 

“Tại khách sạn truyền thống nổi tiếng, Greenbrier ở White Sulphur Springs (Tây Virginia), ông Loren Johnston (Tổng quản lý) đang muốn có một tiêu đề hay, nó cũng đẹp như khăn trải bàn ăn của ông ấy, như nhịp điệu của bản giao hưởng dạ tiệc. Tờ giấy mà ông ấy chọn là Strathmore”.

Loren Johnston, một quản lý khách sạn kỳ cựu luôn quen với thể thức phục vụ chu đáo cho những vị khách giàu có và nổi tiếng, có vẻ như là một sự lựa chọn không chính xác đối với giá trị Mỹ trong thời khắc buồn đó.

Nhưng đó chính xác là những gì mà Loren làm thế khi ĐCTGII bùng nổ, và chính phủ Mỹ quyết định “nhốt” các nhà ngoại giao, mà đa phần bị nghi là hoạt động gián điệp, từ các quốc gia Trục phát xít gồm Đức, Ý và cuối cùng là Nhật Bản vào trong tòa khách sạn hạng sang của Loren.

Nhờ các hồ sơ lưu tỉ mỉ của khách sạn Greenbrier (chúng được lưu giữ suốt 4 thập niên cuối bởi sử gia tại hiện trường Robert Conte) mà ông chủ Loren Johnston đã trở thành một người ái quốc, ông đã khích lệ nhân viên của mình phục vụ cho những kẻ thù của nước Mỹ với sự mực thước cùng tôn kính hết mực ngay cả khi xóm giềng và người dân trong nước ông đang phỉ báng họ.

Một thời gian ngắn sau khi nổ ra đòn tấn công kinh ngạc vào Trân Châu Cảng, Loren Johnston đã viết một lá thư cho các nhân viên của mình: “Các bạn nên hoàn toàn yên tâm, chính phủ của chúng ta có một lý do thực tế cho mọi thứ mà họ yêu cầu chúng ta làm, và chúng ta không nên có thái độ hoài nghi đặt câu hỏi. Bổn phận của chúng ta là phục vụ những người này trong suốt thời gian họ lưu trú theo một cách chu đáo nhất có thể”. Đáp lời ông chủ Loren, đội ngũ nhân sự đã thực hiện vô số công việc theo yêu cầu của các vị khách.

Những nỗ lực của đội ngũ nhân viên khách sạn Greenbrier chỉ để minh họa cho cái gọi là đoàn kết quốc gia trong cuộc khủng hoảng.

Những gì mà Loren ủy lạo cho thuộc cấp được cho là nhiệm vụ rất khó khăn vì nó không mấy phổ biến. Suốt nhiều năm tại Mỹ, đã có một cuộc tranh cãi giữa những người xen vào (họ muốn đối mặt với những mối đe dọa phát xít và toàn trị) và những người cô lập được dẫn đầu bởi Ủy ban đầu tiên của Mỹ (AFC) là những người muốn đứng ngoài đại chiến thế giới.

Mỹ đã giam lỏng nhân viên ngoại giao trục phát xít như thế nào? - Ảnh 2.

Năm 1941, các nhà ngoại giao ban đầu đã đến resort 5 sao ở Tây Virginia, Mỹ. Ảnh nguồn: Kristina Blokhin/Alamy.

Khi bom rơi ở Trân Châu Cảng vào tháng 12 năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt tuyên chiến với Nhật Bản; những ngày sau đó, Đức và Ý cùng tuyên chiến với Mỹ. Kết quả là, phe cô lập đã sụp đổ chỉ vài ngày sau đó, và tình hình bị đẩy lên bởi một tình ái quốc chung: thù hận một kẻ thù chung.

Các tiêu đề, bài xã luận và tranh biếm họa trên báo Mỹ đã thổi bùng ngọn lửa thù địch kháng Nhật, đặc biệt là chống lại 2 người bị chửi rủa nhiều nhất tại Mỹ: Đại sứ Kichisaburô Nomura và đặc phái viên Saburô Kurusu (người đã ngồi trong văn phòng Cordell Hull của Bộ Ngoại giao Mỹ khi bom đang oanh tạc Hawaii). Họ là 2 trong số hàng trăm nhà ngoại giao của Trục phát xít đang sống và làm việc tại thủ đô Hoa Kỳ.

Lo sợ các đặc phái viên này sẽ liên lạc với bản quán, chính quyền Roosevelt đã thi hành một quyết định gây tranh cãi là gửi các ngoại kiều và gia đình của họ đến ở trong các khách sạn siêu sang nằm ở các địa điểm hẻo lánh. Đó là một mục tiêu theo kiểu “có đi có lại” với hy vọng rằng sự đối xử tốt đẹp của chính phủ Mỹ đối với các nhà ngoại giao địch cũng sẽ được phía bên kia đối xử y chang lại.

Những tù nhân “thượng đế”

Ngày hôm nay hầu như chả còn mấy ai biết đến một kế hoạch vây bắt, tạm giữ và cuối cùng là hồi hương đối với hơn 1.000 nhà ngoại giao của Trục phát xít và những người phụ thuộc họ, nó đã tạo ra cái gọi là “sự cố” làm rung chuyển nước Mỹ khiến cho dân tình xứ này nổi giận.

Thượng nghị sỹ tiểu bang Washington, Monrad Wallgren, ca thán: “Tôi muốn được hỏi có cần thiết để chính phủ ban đặc ân nuông chiều thái quá đám “Chuột Vàng” bằng cách giữ họ tại một trong các resort mùa đông tốt nhất đất nước hay không?”

Một giám đốc đường sắt từ New York đã biên thư gửi cho Bộ trưởng Ngoại giao Sumner Welles với lời mỉa mai: “Với lòng ái quốc qua nhiều thế hệ, chả lẽ túp lều gỗ lại không đủ tốt cho họ? Tại sao lại có đặc ân hậu hĩnh cho các tù binh Đức và Nhật trong số các tù binh khác của chúng ta, ai sẽ thiệt hại nếu họ có được nửa cơ hội?”.

Mỹ đã giam lỏng nhân viên ngoại giao trục phát xít như thế nào? - Ảnh 3.

Người Mỹ gửi vô số lá thư chỉ trích cho đại sứ quán Nhật Bản sau vụ đánh bom Trân Châu Cảng. Ảnh nguồn: U.S. National Archives & Records Administration.

Hai khách sạn sang trọng ở nông thôn đã ngay lập tức ký kết với chính phủ: Homestead ở Hot Springs (Virginia) đảm nhận việc “giam” các nhà ngoại giao Nhật Bản; và Greenbrier (gần Tây Virginia) sẽ đảm trách “giam” các nhà ngoại giao Đức và Ý.

Ông Fay Ingalls (chủ nhân của khách sạn 5 sao Homestead) nhớ lại lời đề nghị từ chính phủ “mang tư cách của một mệnh lệnh”, còn ông Loren Johnston có vẻ nhiệt tình hơn khi viết thư cho một người bạn tếu táo rằng “chúng tôi tức tốc nhập ngũ”. Đến cuối tháng 12 năm 1941, đội ngũ các nhà ngoại giao ban đầu đã đến mỗi khách sạn, gây kích động cho các cư dân địa phương.

Khi cư dân ở White Sulphur khóc dở mếu dở thì Thị trưởng William Perry (người từng là nhân viên mua hàng của khách sạn Greenbrier) đã đăng đàn trấn an dư luận: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi rất hân hạnh có được đặc ân này trong thời khủng hoảng chiến tranh. Truyền thống bao đời nay ở White Sulphur Springs luôn là một trong những nơi dành nhiều tình ái quốc và cổ võ lớn lao nhất cho chính phủ chúng ta”.

64 tuổi, ông chủ Loren Johnston từng quản lý các bất động sản cao cấp ở Vermont, Pennsylvania và Florida. Sau đó ông từng tham gia một trận đấu gôn 4 người bao gồm cả tỷ phú John D. Rockefeller, Sr. (khi đó là người giàu nhất thế giới). Ông Loren Johnston cũng là một nhiếp ảnh gia nghiệp dư và đã quyên góp số tiền thu được từ tất cả các cuộc triển lãm ảnh cho công tác từ thiện ở địa phương.

Dù thực tế là các khách sạn của ông Loren đã thu hút được một lượng lớn các khách hàng cao cấp, nhưng khi Loren gia nhập vào khách sạn Greenbrier vào năm 1928 thì ông mới được lòng các nhân viên ở đó nhiều nhất. Các nhân viên của Loren Johnston nghe lời ông răm rắp. Hàng ngày, đội ngũ những người giữ sách và quản gia, điều hành phim và điều hành điện thoại, họa sĩ và người phục vụ, nhạc sĩ và kỹ thuật viên mát xa… đã thực hiện trơn tru phận sự của họ trong thời buổi khó khăn.

Để giết thời gian, các vị khách ngoại giao đã nhấm nháp nhiều món ăn thịnh soạn, mua sắm, bơi lội và chơi bóng bàn và cả đấu cờ vua.

Nhưng dần dần gia đình của các nhà ngoại giao trở nên chán nản và khi đó nói xấu ai đó lại là niềm vui của họ. Khoảng tháng 2 năm 1942, khi nhà ngoại giao Ý, Alberto Rossi Longhi, chỉ trích về sự sạch sẽ của khách sạn Greenbrier, Loren Johnston đã gọi người quản gia trưởng (cụ bà 70 tuổi Mary Florentina Harrington) lên giải trình.

Có thâm niên gần 30 năm làm việc tại resort, trước đó bà Mary đang chờ quyết định nghỉ hưu thì lại được mời ở lại để giúp đỡ “các tù nhân”. Mary giải trình với ông chủ Loren Johnston rằng Alberto Rossi Longhi “đã nghe lỏm chuyện bọn tôi chỉ có 1 cái máy hút bụi dùng cho cả resort. Tôi có đủ tự tin để nói rằng chúng tôi có tới 4 máy hút bụi loại lớn. Chúng tôi cố gắng làm mọi thứ để tránh sự khó chịu, tránh gây hấn từ phía bên kia”.

Các điệp viên địa phương cũng chán ngấy những vị khách ngoại giao. Điệp viên John OHanley (Bộ Ngoại giao Mỹ), người được giao nhiệm vụ theo dõi vụ việc, báo cáo với thượng cấp: “Alberto Rossi Longhi phàn nàn ông ta bị viêm họng do bụi từ các tấm thảm khách sạn, nhưng tôi đã thấy ông ta đi dạo dưới mưa với các bạn của mình. Dĩ nhiên tôi không nói sự thật này với ông ta”.

Người Ý ở Greenbrier cũng phẫn nộ với thái độ kiêu ngạo của người Đức, và vào mùa Xuân năm 1941, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chuyển các nhà ngoại giao Ý đến sống ở Grove Park Inn (Asheville, Bắc Carolina) và người Nhật được thay thế vào ở khách sạn Homestead.

Nhưng cả người Đức và người Nhật cũng dần trở nên ghét bỏ nhau còn tồi tệ hơn cả người Đức và người Ý, và mỗi lần đổi chỗ ở là khiến dân tình địa phương lên cơn. Loren Johnston đã thẳng thắn đề nghị với điệp viên John OHanley: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng tại Greenbrier không được có bất kỳ cuộc biểu tình nào hoặc bất kỳ lời bình luận nào được xem xét hay tung ra công chúng”.

Tiêu chuẩn vàng trong đối đãi tù nhân chiến tranh

John OHanley viết nhận xét: “Tôi biết rằng mỗi nhân viên của Greenbrier, như bản thân tôi, sẽ cất lên lời ngợi khen về lòng hiếu khách ngay cả sau khi các vị khách (nhà ngoại giao) đã trở về xứ sở của họ một thời gian dài”.

Mỹ đã giam lỏng nhân viên ngoại giao trục phát xít như thế nào? - Ảnh 4.

Khách sạn 5 sao Homestead ở Hot Springs (Virginia), nơi chuyên tạm giữ các nhà ngoại giao Nhật Bản.

Một lính gác cổng của khách sạn Greenbrier thừa nhận: “Tôi cực ghét mấy người Đức và Adolf Hitler, nhưng khi phục vụ cho những người này, và với cuộc đời tôi, lại không được thể hiện ra việc mình ghét họ”.

Phía sau hậu trường, nhiều cuộc đàm phán thường bị đẩy lên căng thẳng về việc phóng thích các nhà ngoại giao đã kéo dài suốt hơn 6 tháng; đó là mùa hè năm 1942 trước khi các nhà ngoại giao cuối cùng lên tàu trở lại quê hương. Các kiều dân Nhật Bản đến Mozambique, nơi đây họ sống cùng với người Mỹ từ Nhật Bản trở về. Và tại đó, thông tấn viên tin tức Masuo Kato đã gặp lại người bạn cũ là phóng viên hãng tin AP, Max Hill.

Nhớ lại những cuộc hoán đổi tù binh, Max Hill thốt lên: “Tôi tự hào về đất nước của mình”. Việc giam giữ các nhà ngoại giao của Trục phát xít ở Mỹ được xếp hạng tiêu chuẩn vàng, nó tử tế hơn nhiều so với sự đối xử với các đặc phái viên Mỹ bởi người Ý, Đức và đặc biệt là Nhật Bản, những nước này thường xuyên bỏ tù và tra tấn nhiều nhà báo và doanh nhân Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại