Muôn kiểu săn chuột đồng "náo động" vùng quê

Bảo Bình |

Không chỉ sử dụng các dụng cụ tự chế độc đáo, người dân còn huy động cả đội quân chó cỏ ra đồng cùng bắt chuột.

Hiện nay, thịt chuột đồng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản ở các nhà hàng, khách sạn và đã trở thành món khoái khẩu của dân nhậu.

Thịt chuột có thể làm được rất nhiều món: Chuột thui rơm vàng, lột da xong có thể ướp sả ớt rang muối hoặc chiên dầu mỡ cho giòn; giả cầy; kho tàu; thịt chuột luộc ướp lá chanh; thịt chuột nướng với vỏ quýt; chuột ướp gừng kẹp lá chanh nướng… Nhưng ngon nhất, có lẽ phải kể chi tiết là món chuột đồng úp nồi đất nung.

Với giá dao động từ 50.000- 120.000 đồng/kg, người săn chuột đồng có thể kiếm thu nhập vài trăm, thậm chí cả triệu đồng mỗi ngày.

Vì thế cứ đến mùa lúa chín, người dân nhiều tỉnh thành trên cả nước lại nườm nượp ra đồng săn chuột tạo nên một không khí vô cùng nhộn nhịp.

Đội quân chó cỏ đi săn chuột

Có nhiều cách để bắt chuột như dùng cuốc xẻng đào, hun khói, đổ nước. Song theo một người dân chuyên săn chuột cho biết trên tờ Dân việt thì chó săn vẫn là hiệu quả nhất.

Do hang chuột thường có 1-2 ngách, thợ săn đặt chõ vào ngách rồi chọn hang chính thọc thuổng vào làm chuột sợ vọt ra là chui tọt vào chõ. Nếu con nào thoát đã có chó. Chó hỗ trợ rất đắc lực, bản thân nó cũng có thể tìm hang chuột, cào bới, sủa inh ỏi, chuột ra là vồ, ngoạm lại cho chủ.

Ngoài ra, cách bắt chuột dùng chỉa đâm hay đổ nước vào hang thường làm chuột chết bán sẽ mất giá hơn so với chuột sống.

Muôn kiểu săn chuột đồng náo động vùng quê - Ảnh 1.

Nhiều người dân miền Tây thành lập đoàn từ 5-7 người đi săn chuột ở ngoài đồng cùng đội quân chó cỏ vào mùa lúa chín. Ảnh: Người lao động

Muôn kiểu săn chuột đồng náo động vùng quê - Ảnh 2.

Giá chuột cống nhum đang ở mức từ 80.000-120.000 đồng/kg; chuột cơm sống 55.000-70.000 đồng/kg, Ảnh: Người lao động

Muôn kiểu săn chuột đồng náo động vùng quê - Ảnh 3.

Chợ chuột Phù Dật ở xã Bình Long, huyện Châu Phú (An Giang) được xem là chợ chuột lớn nhất miền Tây, nơi đây là điểm tập kết tiêu thụ chuột đồng trong nước và cả chuột từ Campuchia mang qua bán. Ảnh: Người lao động

Săn chuột đồng bằng chĩa

Không dùng chó săn, không dùng bẫy chuột, không cần đào hang... đội săn chuột đồng tại ấp 3A, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) chỉ dùng chĩa 5 chia và máy bơm nước mini "tung hoành" khắp các cánh đồng miền Tây.

Muôn kiểu săn chuột đồng náo động vùng quê - Ảnh 4.

"Sử dụng thuốc diệt chuột thường không có hiệu quả, chuột hay lờn thuốc, còn dùng điện thì quá nguy hiểm. Chính vì vậy anh em mới tập trung lại thành nhóm cùng nhau đi bắt chuột, vừa hiệu quả lại an toàn." – ông Biến chia sẻ trên tờ Dân việt.

Hò hét ví cù bắt chuột

Theo ghi nhận trên báo Người lao động thì ví cù là một trong những hình thức bắt chuột phổ biến của nông dân miền Tây trong thời buổi cơ giới hóa. Nó được hiểu là "ví" chuột trong một thửa lúa còn chừa "cù" lại chưa cắt để bắt.

Muôn kiểu săn chuột đồng náo động vùng quê - Ảnh 5.

Vào mùa, trẻ em cũng theo người lớn ra đồng ví cù bắt chuột. Ảnh: Người lao động

Đến thời điểm lúa chuẩn bị thu hoạch thì chuột đồng kéo đến trú ngụ và sinh sản rất đông. Chúng sẵn sang cắn phá hạt lúa để làm thức ăn. Vì thế, đến ngày thu hoạch lúa, người dân cho máy cắt từ ngoài cắt vào giữa ruộng khiến chuột co cụm lại ở chỗ thửa lúa chưa cắt tới.

Lúc này, rất đông người dân từ già đến trẻ lấy rơm rải dày đặc xung quanh thửa lúa. Khi máy cắt lúa tiến tới, lũ chuột bị động nên chạy tán loạn. Dù chúng chui vào rơm, vào hang hoặc chạy túa ra ngoài thì đều bị đông đảo người dân chụp, bỏ vào bao.

Đặt chít bắt chuột

Ngoài các phương thức độc đáo trên, người nông dân vùng ĐBSCL còn áp dụng phương pháp chất chà và đặt chít bắt chuột, hiệu quả mà lại an toàn cho người.

Cây chít bắt chuột là một cái hom dài khoảng 50cm, đặt ngay miệng hang. Sau đó, đổ nước vào hang, chuột bị ngộp nước chạy ra khỏi miệng hang và chui ngay vào cây chít. Người đặt chít tha hồ bắt chuột.

Muôn kiểu săn chuột đồng náo động vùng quê - Ảnh 6.

Chuột được nhốt vào lồng để đem ra chợ bán. Ảnh: Cà Mau Online

Cây chít gồm thân hom được giới hạn bởi 2 vòng sắt của lon sữa bò có khoảng cách gần 20cm. Lon sữa được cắt một vòng sắt dưới đáy làm nòng, một phần thân lon được cắt thành những hình tam giác làm miệng hom.

Từ miệng đến chân cách 17cm. Thân hom được kết bằng những thanh tre vuốt nhọn đầu để cắm sâu vào đất dài hơn 15cm dần về phía đầu hom. Đầu hom được cột túm chặt bằng dây ni-lông không cho chuột thoát ra ngoài. Khi chuột vào bẫy, mở dây để chuột chạy vào bao để bắt sống.

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại