Muối ăn đun nóng chảy rồi đổ vào nước: Vì sao lại công phá mạnh như vậy?

Huỳnh Huy Chương |

Những hạt muối trắng trong bếp của mỗi chúng ta thực chất lại có sức công phá vô cùng khủng khiếp, tất nhiên là trong những hoàn cảnh đặc biệt.

Chuẩn bị ở khoảng cách an toàn trước khi cho phản ứng:

Muối ăn đun nóng chảy rồi đổ vào nước: Vì sao lại công phá mạnh như vậy? - Ảnh 1.

Và khi đổ muối nóng chảy vào nước:

Muối ăn đun nóng chảy rồi đổ vào nước: Vì sao lại công phá mạnh như vậy? - Ảnh 2.

Nổ cả bể nước luôn!

Video ghi lại quá trình đặc biệt giữ muối nóng chảy và nước:

Giải thích

Muối ăn là hợp chất hóa học với công thức NaCl có điểm nóng chảy là 800 độ C, còn nước sôi là 100 độ C.

Hiện tượng xảy ra khi chất lỏng tiếp xúc với một chất ở nhiệt độ cao hơn điểm sôi của nó nhiều lần và hình thành một lớp màng xung quanh nó khi đổ vào bể nước.

Lớp màng hơi này sẽ cách ly lượng muối nóng chảy để nó không giảm nhiệt độ theo hiệu ứng Leidenfrost.

Tìm hiểu thêm về hiệu ứng Leidenfrost

Hơi nước áp suất cao dễ dàng thoát ra ngoài tại mặt thoáng của bể nước. Nhưng khi muối chìm sâu xuống hơi nước áp suất cao không thể thoát ra ngoài.

Điều này khiến áp suất tăng mạnh hơn nữa cho đến khi vượt quá áp suất nước kiềm hãm thì phản ứng nổ sẽ xảy ra.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại