Mức phóng xạ ở châu Âu đang tăng lên, không ai biết tại sao nhưng Nga là đối tượng bị tình nghi số 1

Bảo Nam |

Các đồng vị phóng xạ được phát hiện đang trôi dạt về phía bắc châu Âu từ hướng Nga, khiến nhiều người đã đặt ra câu hỏi về tình trạng của một số nhà máy điện hạt nhân của đất nước này.

Đối với sự tồn tại của các nhà máy điện hạt nhân, việc theo dõi mức độ bức xạ môi trường xung quanh nó là việc cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự an toàn của những người dân sống gần nhà máy, thậm chí cả những người sống cách đó hàng cây số.

Tuy nhiên, báo cáo gần đây từ các cơ quan giám sát an toàn hạt nhân và bức xạ của Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển trong tuần trước cho cho thấy có gì đó không ổn, khi đã phát hiện ra một lượng nhỏ đồng vị phóng xạ vô hại đối với con người và môi trường ở các vùng của Phần Lan, miền nam Scandinavia và Bắc Cực. Cơ quan an toàn bức xạ Thụy Điển cho biết hiện tại không thể xác nhận đâu là nguồn gốc của chúng, nhưng khả năng cao chúng có cùng nguồn gốc, từ những đám mây thổi qua bầu trời phía bắc Châu Âu.

Và các nghi vấn ban đầu đến từ một nhà máy điện hạt nhân của Nga. Quốc gia này đang vận hành một số cơ sở năng lượng hạt nhân và ít nhất hai trong số đó đủ gần để chúng có thể là nguồn gốc của việc gia tăng mức độ mức độ phóng xạ tại khu vực Bắc Âu.

Ngay lập tức, hãng thông tấn Associated Press sau đó đã dẫn lời TASS, hãng tin lớn do chính phủ Nga tài trợ, báo cáo rằng hai nhà máy điện đang được đề cập - một gần St. Petersburg và một gần Murmansk - đang vận hành bình thường và tất cả các chỉ tiêu mức độ phóng xạ được theo dõi tại cả hai cơ sở đều đang trong phạm vi tiêu chuẩn.

"Cả hai nhà máy đều hoạt động trong chế độ bình thường. Không có khiếu nại nào về vấn đề liên quan tới các thiết bị", TASS dẫn lời người phát ngôn.

Mức phóng xạ ở châu Âu đang tăng lên, không ai biết tại sao nhưng Nga là đối tượng bị tình nghi số 1 - Ảnh 1.

Nhà máy điện nguyên tử gần St. Petersburg.

Các tổ chức an toàn hạt nhân trên khắp Bắc Âu đang nỗ lực truy tìm nguồn gốc của phóng xạ nhưng cho đến nay vẫn chưa có gì mới. Bởi việc phát hiện bức xạ ở mức cao hơn bình thường là một chuyện, nhưng tìm ra nơi những đám mây phóng xạ có thể trôi về từ phía đó là một thách thức đối với ngay cả với các công cụ khí tượng hiện đại.

Viện Sức khỏe Cộng đồng và Môi trường Quốc gia của Hà Lan đã xem xét tình hình đang diễn ra ở Bắc Âu và kết luận rằng các đồng vị phóng xạ đang trôi dạt vào có nguồn gốc nhân tạo. Hơn nữa, cơ quan này tin rằng chúng đang trôi dạt từ phía tây nước Nga đến đây, mặc dù không thể xác định được vị trí nguồn cụ thể do số lượng đo lường còn hạn chế.

"Các hạt nhân phóng xạ là nhân tạo - có nghĩa là chúng là do con người tạo ra. Thành phần của các hạt nhân có thể chỉ ra thiệt hại đến từ một nguyên tố nhiên liệu trong nhà máy điện hạt nhân", cơ quan Hà Lan cho biết thêm.

Nga trên thực tế cũng có một chút lịch sử "lộn xộn" khi nói đến vấn đề an toàn năng lượng hạt nhân. Sự cố ở Chernobyl không chỉ là một thảm kịch hạt nhân lớn nhất thế giới, mà các tài liệu đến nay vẫn cho thấy nó còn nhiều uẩn khúc chưa thể giải đáp. Các báo cáo chính thức của chính phủ liên quan đến vụ tai nạn Chernobyl vẫn trích dẫn con số thương vong rất thấp, mặc dù nhiều nguồn tài liệu cho thấy điều ngược lại.

Tham khảo BGR

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại