Mua thế chấp căn nhà view sông hơn chục tỷ đồng, lương khoảng 1 tỷ/năm, tôi vẫn loay hoay trả nợ cho ước mơ “an cư lạc nghiệp”

Đinh Anh |

Vào thời điểm quyết định mua căn nhà này, anh vẫn tin rằng với mức lương hiện tại chỉ cần chăm chỉ là có thể trả hết nợ. Tuy nhiên mọi chuyện không hề đơn giản như những gì anh nghĩ.

Mua thế chấp căn nhà view sông hơn chục tỷ đồng, lương khoảng 1 tỷ/năm, tôi vẫn loay hoay trả nợ cho ước mơ “an cư lạc nghiệp” - Ảnh 1.

Loay hoay khi đặt cả tương lai vào căn nhà

“Nếu không sống chết mua căn hộ view sông để bằng bạn bằng bè, có lẽ, bây giờ, tôi không phải loay hoay như thế này” là dòng tự sự của anh Hoàng Lợi (Vũ Hán, Trung Quốc) đang gây sự chú ý trên nền tảng Toutiao.

Sau khi lên Vũ Hán học tập, anh ở lại thành phố làm việc với hy vọng đổi đời. Trở thành một lập trình viên, mức lương của Hoàng Lợi không tồi. Mơ ước có một căn hộ của riêng mình, anh thường xuyên thức khuya dậy sớm làm việc nhằm gia tăng tích lũy để mua được nhà.

Vào năm 30 tuổi, anh đã giữ chức quản lý và nhận được mức lương lên đến 350.000 NDT/năm (khoảng 1,1 tỷ đồng). Nhận thấy bạn bè xung quanh đã có căn nhà của riêng mình, không để bản thân thua thiệt, năm 2022, Hoàng Lợi mua một căn nhà view sông trị giá 4,5 triệu NDT (14 tỷ đồng) ở thành phố Vũ Hán. Căn nhà có vị thế đẹp với đầy đủ tiện ích xung quanh.

Mua thế chấp căn nhà view sông hơn chục tỷ đồng, lương khoảng 1 tỷ/năm, tôi vẫn loay hoay trả nợ cho ước mơ “an cư lạc nghiệp” - Ảnh 2.

“Vào thời điểm đó, tôi nghĩ ngôi nhà này sẽ tăng giá trị cùng sự phát triển của Vũ Hán. Tôi luôn cho rằng đây là một hình thức đầu tư lý tưởng. Thực tế, lúc đó, tôi cần phải có nhà thay vì mãi đi ở thuê. Nên tôi đã mua ngôi nhà này không chút do dự”, anh bộc bạch.

Ở thời điểm quyết mua, anh vay ngân hàng đến 70% tiền nhà. Khi ấy người đàn ông này chỉ nghĩ mình có công việc ổn định, thu nhập khá nên không cần lo nợ nần, chỉ cần chịu khó sớm muộn gì cũng trả được hết.

Tuy nhiên ngay sau khi mua căn nhà, khoảng thời gian xoay xở để trả nợ hàng tháng đối với Hoàng Lợi là một nỗi lo. Anh phải đối mặt với một loạt thách thức. Đầu tiên, do giá cả leo thang, trong khi mức lương vẫn không đổi, khoản tiền phải trả ngân hàng mỗi tháng vẫn chiếm phần lớn thu nhập của anh. Điều này ảnh hưởng nghiệm trọng đến chất lượng của sống của người đàn ông này. “Tôi không dám tuỳ ý tiêu dùng chứ đừng nói đến việc để dành tiền cho những trường hợp đột xuất như ốm hay gặp tai nạn”, anh bày tỏ.

Mua thế chấp căn nhà view sông hơn chục tỷ đồng, lương khoảng 1 tỷ/năm, tôi vẫn loay hoay trả nợ cho ước mơ “an cư lạc nghiệp” - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Thứ hai, anh dần hoang mang về sự phát triển nghề nghiệp của mình. Là một lập trình viên Hoàng Lợi lo lắng rằng sự nghiệp của mình bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tuổi tác, sức khoẻ… từ đó tác động đến thu nhập, ảnh hưởng đến việc trả nợ vay tiền mua nhà. Thực tế, đầu năm 2023, công ty anh thường xuyên diễn ra đợt sa thải nhân viên. Mức độ cạnh tranh với các nhân sự trẻ trong ngành cũng ngày càng gia tăng. Lúc này, anh dần cảm thấy hội hận vì đã quá chủ quan khi chưa sẵn sàng về tài chính đã vội mua nhà.

Hơn nữa, người đàn ông này cũng nhận ra rằng nhiều người như chính anh đang đặt cả tương lai của mình vào một ngôi nhà. Tâm lý này làm cho họ mất cảm giác làm chủ cuộc sống. Từ đó mỗi ngày trôi qua trở nên nặng nề và phiền muộn.

“Để đối phó với điều này, tôi đã phải làm nhiều cách để giảm bớt căng thẳng cho bản thân khi nghĩ đến khoản nợ phải trả hàng tháng. Đầu tiên, tôi bắt đầu tìm hiểu kiến thức tài chính với hy vọng nâng cao khả năng quản lý thu chi mỗi tháng. Thứ hai, tôi cố gắng tìm công việc làm thêm nhằm cải thiện thu nhập của mình”, Hoàng Lợi chia sẻ.

Dẫu áp dụng đủ cách song chính anh cũng phải thừa nhận rằng chúng không thực sự loại bỏ hoàn toàn những âu lo về khoản tiền phải trả ngân hàng mỗi tháng. “Tôi nhận ra rằng khi đứng trước quyết định mua nhà, chúng ta cần bình tĩnh và cân nhắc đầy đủ về tiềm lực kinh tế của bản thân và khả năng phát triển sự nghiệp trong tương lai. Chỉ bằng cách này, bạn mới có thể tìm thấy cuộc sống hạnh phúc của chính mình sau khi sở hữu căn nhà mơ ước”.

Để trải nghiệm mua nhà không phải là gánh nặng

Với tâm lý "an cư lạc nghiệp”, nhiều người trẻ nôn nóng mua nhà sớm. Họ sẵn sàng vay tiền ngân hàng mà không tính toán nhiều. Tuy nhiên điều này có thể vô tình khiến việc mua nhà từ trải nghiệm hạnh phúc thành một gánh nặng. Theo đó, việc mua nhà chỉ nên diễn ra khi tình hình tài chính khả quan.

Số tiền vay càng lớn cũng đồng nghĩa với việc nghĩa vụ thanh toán nợ gốc và lãi cũng gia tăng. Đặc biệt 2-3 năm đầu vay tiền mua là giai đoạn khó khăn nhất. Vì thế người vay cần nắm rõ một số quy tắc có kế hoạch trả nợ khả thi.

Thứ nhất là vị thế tài chính của người đi vay. Tại bước này, bạn cần đánh giá tính ổn định của dòng thu nhập chính. Nếu thu nhập đến từ lương, bạn cần xem xét khả năng kiếm được một việc tương tự trên thị trường, tuổi nghề của công việc đang làm, khả năng chuyển đổi công việc và mức thu nhập mới.

Thứ ba, lập chi tiết dòng tiền trong ít nhất 12-36 tháng. Để hình dung chính xác nhất, người vay mua nhà cần lập và chia dòng tiền theo tháng, trong thời gian ít nhất từ 12 tháng đến 36 tháng tới. Việc lập dòng tiền hàng tháng giúp người vay xác định được kế hoạch trả nợ khả thi và ngân sách chi tiêu trong từng giai đoạn.

Thứ ba là xem xét các phương án dự phòng rủi ro trong thời gian vay. Cuộc sống là không thể đoán trước được những biến cố có thể xảy ra. Vì thế bạn cần phải chuẩn bị cho mình những phương án dự phòng.

Theo Toutiao

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại