Cảnh mưa sao băng được chụp lại.
Siêu trăng làm hạn chế quan sát mưa sao băng
Siêu trăng xảy ra khi Mặt trăng về gần Trái đất và được Mặt trời chiếu sáng toàn bộ. Quan sát từ Trái đất, Mặt trăng lớn hơn và sáng hơn bình thường. Lần trăng tròn này còn được biết đến với tên gọi Trăng Cá Tầm hay siêu Trăng Xanh, siêu Trăng Hạt. Đây là lần siêu trăng cuối cùng của năm nay. Lần siêu trăng đầu tiên diễn ra vào 14/6, lần thứ 2 là 13/7, để lại nhiều hình ảnh kỳ thú.
Mưa sao băng Perseids là hiện tượng diễn ra vào tháng 8 hàng năm với cực điểm rơi vào chổi 109P/Swift-Tuttle tiến về phía Mặt trời. Lần cuối sao chổi này tới gần Mặt trời và cắt qua quỹ đạo của Trái đất là năm 1992 và lần tiếp theo sẽ là năm 2026.
Nhiều năm qua, Perseids là hiện tượng đáng chú ý đối với người yêu thích quan sát bầu trời đêm, một trong hai mưa sao băng lớn nhất trong năm cùng với Geminids. Cách đây 6 năm, vào tháng 8/2016, Perseids đã có một vụ bùng nổ sao băng với số lượng được quan sát rất lớn.
Năm nay sẽ không có vụ bùng nổ nào cả nhưng đây vẫn là một hiện tượng rất đáng chú ý. Thời gian cực điểm này trùng với khoảng thời gian gần lúc Trăng tròn nên Mặt trăng sẽ có ảnh hưởng phần nào tới việc quan sát, tuy vậy bạn vẫn có thể thấy nhiều sao băng nếu thời tiết thuận lợi và điều kiện quan sát tốt.
Vào đêm cực điểm, với góc nhìn thuận lợi và thời tiết lý tưởng, bạn có thể quan sát thấy khoảng 50 sao băng mỗi giờ (nếu không có ánh Trăng, con số có thể gấp đôi vậy hoặc hơn).
Khi nào và như thế nào
Khoảng thời gian phù hợp nhất để quan sát mưa sao băng là vào các đêm lân cận cực điểm của nó. Đối với Perseids thời điểm đó là rạng sáng các ngày 12 (Rằm tháng 7), 13 và 14 tháng 8. Trong đó rạng sáng ngày 13/8 sẽ là lúc gần cực điểm nhất. Bạn có thể quan sát hiện tượng này cả đêm, nhất là sau lúc nửa đêm, tuy nhiên lý tưởng nhất sẽ là từ sau 2 giờ sáng, vì khi đó Mặt trăng đã sắp lặn còn chòm sao Perseus đã lên đủ cao.
Vào rạng sáng các ngày nêu trên, hãy nhìn về bầu trời phía Đông Bắc và tìm chòm sao Perseus. Chòm sao này có lẽ không dễ xác định đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm, do đó đơn giản nhất là bạn chỉ cần nhìn lên bầu trời Đông Bắc với góc nhìn tính từ mặt đất từ 30 - 50 độ. Tất nhiên đừng quên rằng nếu trời có mây mù hoặc mưa thì bạn sẽ chẳng thấy gì cả và tất nhiên cũng không có sao băng.
Một số điểm cần lưu ý
Bạn cần theo dõi tình hình thời tiết. Nếu trời có mây mù hay mưa thì không có bất cứ hy vọng nào. Nếu không mưa, để kiểm tra một cách tốt nhất, trước thời điểm quan sát vài phút hãy ra nơi bạn định quan sát và nhìn lên bầu trời phía Đông, Đông Bắc từ 2 - 3 phút để mắt bạn quen với bóng tối.
Nếu bạn có thể thấy khá nhiều các ngôi sao trên bầu trời thì tức là bạn chắc chắn thấy được sao băng. Bạn không cần ống nhòm hay kính thiên văn hoặc bất cứ dụng cụ nào để nhìn thấy sao băng. Mắt thường chính là cách quan sát tốt nhất.
Hay kiên nhẫn, mưa sao băng không giống như pháo hoa mà nhiều người vẫn tưởng. Ngay cả ở lúc cực điểm, với điều kiện quan sát lý tưởng, khoảng thời gian giữa các sao băng có thể từ vài giây cho tới nhiều phút.
Hãy chọn góc nhìn rộng hướng về phía Đông Bắc và tư thế nằm hoặc ngồi dễ chịu nhất vì bạn sẽ không muốn đứng ở tư thế ngửa mặt lên trời hàng giờ liền. Những khu vực có quá nhiều ánh đèn đô thị hay khí bụi từ các công trường sẽ gặp nhiều cản trở hơn với việc quan sát.
Nếu muốn chụp ảnh một sao băng bất kỳ, bạn cần có máy ảnh có chế độ phơi sáng, đặt thời gian phơi sáng tối thiểu 30 giây. Và ngay cả như vậy thì việc chụp được một bức ảnh sao băng cũng vẫn khá may rủi. Và đừng quên chú ý bảo vệ sức khỏe và các vấn đề an ninh khi bạn quan sát ngoài trời vào sau nửa đêm.