Mua quốc tịch Úc còn đắt hơn cả Malta

V.Minh |

Nhập cư vào Australia (Úc) không hề dễ thở so với nhiều nước phát triển khác. Để trở thành công dân của nước này theo các chương trình đầu tư, người nhập cư cũng phải có trong tay nhiều triệu USD.

Là quốc gia phát triển và nằm trong số các quốc gia thịnh vượng nhất trên nhất trên thế giới, điểm nổi bật của nền kinh tế Úc là độ mở thoáng hơn nhiều so với khu vực châu Âu và Mỹ. Thị trường lao động năng động và thương mại tương đối tự do, có tính cạnh tranh cao.

Hàng năm quốc gia này tiếp nhận một lượng lớn sinh viên từ khắp thế giới đến học tập và tìm công ăn việc làm. Úc cũng áp dụng cơ chế khá thoáng trong việc thu hút đầu tư, thu hút các doanh nghiệp, doanh nhân giàu có trong khu vực cũng như trên thế giới.

Mua quốc tịch Úc còn đắt hơn cả Malta - Ảnh 1.

Nhu cầu đầu tư, nhập cư vào nước này tăng trưởng đột biến trong vài năm qua, nhất là số lượng nhà giàu đến từ Trung Quốc. Đây là lý do khiến các chương trình thu hút đầu tư để nhập cư của Úc ngày càng chặt chẽ và khó khăn hơn.

Từ 1/7/2015, chương trình nhập cư Úc đã có rất nhiều thay đổi với việc áp dụng 2 diện nhập cư mới với số tiền đầu tư lên tới 5 và 15 triệu đô-la Úc (AUD), tương đương với 83 và 250 tỷ đồng.

Từ giữa 2012 trở về trước, nhập cư diện kinh tế của Australia chia thành rất nhiều loại visa tạm trú, thường trú khác nhau, với yêu cầu chứng minh tài chính nhiều nhất cũng chỉ chưa tới 1,2 triệu AUD (gần 20 tỷ đồng), đi cùng với cam kết đầu tư khoảng 0,75 triệu AUD.

Sau đó, các lại visa tạm trú diện kinh tế đã được quy về một loại (mang tên 188) và nếu đủ điều kiện sẽ được cấp visa thường trú (888) với cam kết đầu tư yêu cầu tăng gấp đôi lên 1,5 triệu AUD (hơn 25 tỷ đồng).

Tuy nhiên, khả năng tiếp cận với chương trình nhập cư giá trị thấp dạng này rất khó, bởi ngay sau khi Úc giới thiệu 2 chương trình Đầu tư trọng yếu (The Significant Investor visa - SIV) trị giá 5 triệu AUD và đầu tư cao cấp (The Premium Investor visa - PIV) trị giá 15 triệu AUD có rất nhiều hồ sơ đến từ Trung Quốc đã được nộp.

Điểm đáng nói là chương trình PIV cho phép người đứng đơn đi thẳng đến quyền thường trú thay vì phải trải qua giai đoạn tạm trú. Còn SIV rút ngắn thời gian yêu cầu ứng viên có mặt tại Úc và cho phép gia hạn visa 2 lần, mỗi lần 2 năm nếu chưa đáp ứng đủ điều kiện xin visa thường trú.

Tất nhiên, yêu cầu về tài chính thì được nâng lên rõ rệt.

Theo đó, số tiền đầu tư hàng trăm tỷ đồng nói trên không được phép rót toàn bộ vào các tài sản an toàn như trái phiếu chính phủ Úc hay BĐS, mà chia vào quỹ đầu tư mạo hiểm (tối thiểu 500 ngàn AUD) để hỗ trợ DN nhỏ mới thành lập; vào các quỹ ủy nhiệm để hỗ trợ vốn cho DN niêm yết trên TTCK Úc (tối thiểu 1,5 triệu AUD); vào quỹ phát triển một loại tài sản như BĐS, trái phiếu hay tín phiếu (3 triệu AUD) và phải duy trì liên tục trong 4 năm.

Dòng tiền các doanh nhân, NĐT nước ngoài mang vào Úc cũng được quản lý rất chặt. Việc đầu tư trực tiếp vào bất động sản dân cư vẫn tiếp tục bị cấm, đồng thời đầu tư gián tiếp vào bất động sản dân cư thông qua các quỹ quản lý cũng bị giới hạn nghiêm ngặt.

Các dự án đầu tư sẽ không được dùng để bảo đảm hoặc làm tài sản thế chấp vay tiền. Bên cạnh các yêu cầu về đầu tư, ứng viên nộp hồ sơ cũng phải tuân thủ một số điều kiện như:

Cư trú tại tiểu bang hay vùng lãnh thổ do cơ quan chính phủ chỉ định; Tiếp tục hoạt động kinh doanh và đầu tư tại Úc sau khi thị thực tạm thời hết hạn; Sống ở Úc ít nhất 40 ngày mỗi năm (có thể cộng dồn) trong suốt thời gian duy trì thị thực tạm thời hoặc người phụ thuộc hợp pháp của ứng viên phải sống ít nhất 180 ngày mỗi năm tại Úc (có thể cộng dồn) trong suốt thời gian thị thực tạm thời có hiệu lực.

Ứng viên, người phối ngẫu hợp pháp hoặc cả hai phải sở hữu tài sản ròng với trị giá tối thiểu 5 triệu AUD và luôn sẵn sàng đầu tư vào các dự án theo quy định tại Úc. Đặc biệt, bản thân ứng viên và tất cả người phụ thuộc đều không được tham gia vào các hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư phi pháp.

Hình ảnh cuộc sống xa hoa tại một số thành phố của Úc:

Mua quốc tịch Úc còn đắt hơn cả Malta - Ảnh 2.

Mua quốc tịch Úc còn đắt hơn cả Malta - Ảnh 3.

Mua quốc tịch Úc còn đắt hơn cả Malta - Ảnh 4.

Mua quốc tịch Úc còn đắt hơn cả Malta - Ảnh 5.

Mua quốc tịch Úc còn đắt hơn cả Malta - Ảnh 6.

Mua quốc tịch Úc còn đắt hơn cả Malta - Ảnh 7.

Mua quốc tịch Úc còn đắt hơn cả Malta - Ảnh 8.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
ĐANG HOT

TIN NỔI BẬT SOHA

Bộ Chính trị cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hoà Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai

Bộ Chính trị cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hoà Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai

13/12/2024 14:50

Ngày 13/12/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại

Top