Mưa lũ ở TQ: Núi lở, san bằng nhà cửa, chặt đường thành nhiều mảnh, "nhìn thấy mà đôi chân mềm nhũn"

An An |

Vào khoảng 0h30' rạng sáng ngày 17/8, trời đổ cơn mưa lớn ở. Bà Vu khi đó đang chuẩn bị đi ngủ thì bất ngờ phát hiện ra một vết nứt rộng khoảng 1cm trên sàn phòng khách gia đình.

Vết nứt rộng 1cm trên sàn nhà

Hai ngày sau, tâm trạng của bà Vu Tố Trân vẫn rất phức tạp, nhìn căn nhà nhỏ hai tầng tuy bị núi đá san bằng nhưng bà vẫn vui mừng vì đã chạy ra ngoài và còn giúp hàng xóm xung quanh thoát qua một kiếp nạn.

Kể lại với The Paper (Trung Quốc), bà cho biết, vào nửa đêm ngày 17/8, khi chuẩn bị tắt đèn đi ngủ, bà bất ngờ phát hiện trên sàn phòng khách có một vết nứt rộng khoảng 1cm, kéo dài từ trong nhà ra đến ngoài sân. “Bụi tường rơi đầy một khoảng sàn, tôi còn nghe thấy rất rõ tiếng đá sỏi va vào nhau", bà nói.

Cảm giác nguy hiểm nên bà đã gọi điện cho ông Quách Tân Hoa là Chủ nhiệm thôn, sau đó đánh thức 6 người trong gia đình, chạy ra ngoài. Gia đình bà còn hô hào cảnh báo hào xóm xung quanh. "Nguy hiểm! chạy mau!" nhưng do đã trời đã quá khuya nên hàng xóm xung quanh không có bất cứ động tĩnh nào.

Năm phút sau, ánh sáng từ vài chiếc đèn pin chiếu tới, tiếng cồng càng lúc càng lớn, các nhà dân dần sáng đèn và mọi người bắt đầu chạy ra ngoài.

Nhà bị san bằng khiến "đôi chân mềm nhũn"

Sau khi nhận được cuộc gọi của bà Vu Tố Trân, Chủ nhiệm thôn An Toàn Quách Tân Hoa lập tức báo cáo tình hình lên cấp trên. Một lúc sau, lực lượng cứu hộ gồm 30 tới ngay nhà bà Vu.

Lúc này, các hộ dân xung quanh cũng đang tập trung ở ngoài nhà bà. Dưới sự tổ chức của đội cứu hộ, gia đình bà Vu và 6 hộ gia đình xung quanh, tổng cộng 17 người, đã được sơ tán đến khu đối diện của ngọn đồi trong vòng 10 phút. Sau đó 15 hộ gia đình khác của thôn An Toàn cũng được đưa đến khu vực an toàn.

Sau 1h sáng, tức 30 phút sau khi dân làng thuận lợi di chuyển, nơi nhà cũ liên tục truyền đến tiếng đá rơi từ sườn núi...

Sáng sớm, ông Quách Tân Hoa trở về thôn. Con đường làng đã bị chặt vỡ nhiều mảnh và 6 ngôi nhà trong đó có ngôi nhà của bà Vu Tố Trân đã bị san bằng. Người cán bộ đã làm công tác tại địa phương 20 năm nay không khỏi kinh ngạc mà thốt lên: "Khi nhìn thấy những ngôi nhà đó, chân tôi trở nên mềm nhũn".

Theo phân tích của các chuyên gia Trung Quốc, do điều kiện vật chất của các ngọn núi địa phương không ổn định, lại bị xói mòn do mưa liên tục nên lớp đất đá bị sụt dẫn đến sạt lở, mới tạo ra tai nạn không đáng có cho người dân thôn An Toàn vào đêm 17/8. Nhưng may thay, nhờ sự cảnh giác nên người dân đã sống sót.

Tứ Xuyên hiện là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt mưa lũ lịch sử đang diễn ra ở Trung Quốc. Khoảng 60.000 đã chịu tác động của đợt mưa lũ này. Giới chức địa phương trước đó đã đưa ra các khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác trước nguy cơ lũ lụt, sạt lở núi đá, bùn đất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại