Lực lượng cứu hộ sơ tán người dân khỏi vùng ngập lụt sau mưa lớn tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, ngày 18/8/2020. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Các trận mưa lớn từ ngày 10-11/7 ở thành phố Hãn Châu đã gây lũ lụt tại các thôn Đài Hoài và Nham Đầu, khiến 3 người chết và 3 người bị thương. Riêng ngày 11/7 có 2 người thiệt mạng, 10 người mất tích và nhiều nhà cửa hư hại sau trận mưa như trút nước tại thành phố Trấn Thành với lượng mưa lên tới 268 mm. Đây là trận mưa lớn nhất trong một thế kỷ qua và là đợt mưa lớn nhất kể từ đầu mùa lũ năm nay ở Sơn Tây.
Kể từ 18h ngày 11/7, nhà chức trách tỉnh này đã kích hoạt các biện pháp ứng phó khẩn cấp với lũ ở cấp độ IV - mức thấp nhất trong hệ thống ứng phó khẩn cấp 4 cấp độ tại Trung Quốc.
*Tại Hàn Quốc, nắng nóng gay gắt vẫn tiếp diễn và nhà chức trách đã ban bố nhiều khuyến cáo và cảnh báo ở nhiều khu vực trên cả nước.
Thủ đô Seoul đã trải qua đêm nhiệt đới đầu tiên của năm vào tối 12/7. Đêm nhiệt đới là hiện tượng nhiệt độ thấp nhất không giảm xuống dưới 25 độ C. Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc (KMA) dự báo ngày 13/7, thành phố Deagu sẽ ghi nhận mức nhiệt lên tới 35 độ C, trong khi mức nhiệt cao nhất ban ngày sẽ vượt 33 độ C ở Seoul, Daejeon, Gangneung, Jeju và nhiều thành phố khác.
Theo dữ liệu của KMA, trong thập kỷ gần đây nhất, các đợt nắng nóng và đêm nhiệt đới ghi nhận hằng năm tại Hàn Quốc tăng trung bình 3-4 ngày so với mức trung bình ghi nhận trong 48 năm qua. Cụ thể, số ngày nắng nóng gay gắt trong giai đoạn 2011- 2020 trung bình là 14 ngày mỗi năm, tăng 3,9 ngày so với mức trung bình 10,1 ngày ghi nhận trong giai đoạn 1973-2020. Ngoài ra, số đêm nhiệt đới trung bình tăng 3,3 ngày lên 9 ngày trong cùng thời kỳ trên.
Cảnh báo nắng nóng được ban bố khi nhiệt độ tối đa có thể cảm nhận được vượt quá 33 độ C trong hơn 2 ngày liên tục hoặc thời tiết nắng nóng có nguy cơ gây thiệt hại lớn.
Theo các số liệu thống kê chính thức, xét theo khu vực, số ngày nắng nóng thường xuyên được ghi nhận ở các khu vực Đông Nam Hàn Quốc trong 10 năm qua, bao gồm Daegu (27,6 ngày), Hapcheon (24,3 ngày) và Miryang (22,8 ngày). Trong cùng thời gian này, 2 địa phương trên đảo Jeju trải qua nhiều đêm nhiệt đới nhất là Seogwipo (31 đêm) và thành phố Jeju (29,9 đêm).