Một trạm vũ trụ khác của Trung Quốc đang liên tục mất độ cao: Không ai tiết lộ điều này!

Hoa Hướng Dương |

Ẩn ý của Trung Quốc trong việc "im hơi lặng tiếng" này là gì?

Vừa qua, trạm vũ trụ Thiên Cung 1 bị mất kiểm soát và rơi vào bầu khí quyển của Trái Đất sáng ngày 2/4/2018, bốc cháy trên bầu trời ở Nam Thái Bình Dương. Đây là một sự kiện thu hút rất nhiều sự quan tâm, chú ý của các cơ quan vũ trụ như NASA, ESA, CMSEO...

Nhưng trong một kịch bản tương tự, sự việc trạm vũ trụ Thiên Cung 2 có thể rơi lại diễn ra khá "im hơi lặng tiếng" - một số tờ báo Daily Mail, USA Today... cho biết.

Xem video:

Thiên Cung 2 liệu có tái diễn kịch bản của Thiên Cung 1? Nguồn: ESA

Cụ thể, theo Joint Space Operations Center (JSpOC) có trụ sở tại Căn cứ Không quân Vandenberg, California của Bộ tư lệnh chiến lược Mỹ cho hay, trạm Thiên Cung 2 đã mất độ cao từ khoảng 380-386km xuống ở mức 292-297km, trong khoảng 10 ngày tính đến thời điểm ngày 13/06/2018.

Tuy nhiên, phía Trung Quốc lại không hề có bất cứ thông báo hay tuyên bố chính thức nào liên quan đến vụ việc này! Điều này khiến nhiều tổ chức, cơ quan hàng không đặt một dấu hỏi lớn.

Một trạm vũ trụ khác của Trung Quốc đang liên tục mất độ cao: Không ai tiết lộ điều này! - Ảnh 2.

Thiên Cung - 2. Ảnh: China Daily

Theo Space News, ngay sau đó, trạm không gian này đã có các dấu hiệu quay lại quỹ đạo thông thường. Điều này cho thấy Trung Quốc có thể đã kiểm soát được hoạt động của Thiên Cung 2, điều mà họ đã đánh mất ở trường hợp Thiên Cung 1 trước đó 2 tháng.

Nhà thiên văn học Jonathan McDowell của viện nghiên cứu Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian cho biết: "Việc hạ thấp quỹ đạo của trạm Thiên Cung 2 có vẻ như là động thái đầu tiên trước khi làm nó ngừng hoạt động".

Trạm đã được hạ thấp một cách chủ ý bằng hai lần sử dụng việc đốt nhiên liệu đẩy, sau đó được đưa trở lại quỹ đạo thông thường quá 2 lần đốt khác, cho thấy Thiên Cung 2 vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát và việc rơi ban đầu là hoàn toàn chủ động.

Ông cho rằng đó cũng là cách mà Trung Quốc sử dụng để họ kiểm tra độ tin cậy của động cơ trạm vũ trụ sau 2 năm hoạt động ngoài không gian như là cuộc kiểm tra cuối cùng nhằm thu thập các dữ liệu cần thiết cho các nghiên cứu sau này.

Cụ thể, Văn phòng Kỹ thuật Không gian có người lái của Trung Quốc (CMSEO) cũng đang chuẩn bị cho một dự án hệ thống đẩy trên trạm vũ trụ Thiên hà trong tương lai (năm 2022, nặng 100 tấn) nên sự kiện vừa rồi sẽ cung cấp nhiều dữ liệu quan trọng và có giá trị sau này.

Được biết, Thiên cung 2 phóng lên không gian năm 2016 không phải là một thiết bị cố định và có chiều dài 10,4 m, bay ở độ cao trung bình 40 km có khối lượng 8,6 tấn (nặng hơn một chút so với Thiên Cung 1 có khối lượng 8,5 tấn).

Thiên Cung 2 dược xem như phiên bản thử nghiệm cho công nghệ được triển khai cho trạm "Thiên hà" lớn hơn rất nhiều (nặng 100 tấn) vào năm 2022. Thực tế, Thiên Cung 2 cũng mới chỉ được các phi hành gia sử dụng có 30 ngày vào tháng 10/2017 sau 2 năm hoạt động.

Bài viết được dịch từ các nguồn: Dailymail, Iflscience, Usatoday, Sciencealert

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại