Trong thời đại tiêu dùng khi ai cũng chăm chăm nâng cấp phần cứng và mua thiết bị mới nhất, có lẽ chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm từ cửa hàng sửa chữa ô tô này tại Gdansk, Ba Lan. Cửa hàng này vẫn còn dùng máy tính Commodore 64 để thực hiện các công việc. Vâng, mẫu máy Commodore 64 ra đời 34 năm về trước này có xung nhịp CPU ở mức 1 MHz và có 64 Kilobyte RAM.
Chiếc máy này ra đời vào năm 1982 và ngừng sản xuất năm 1994, nhưng nó vẫn được dùng để điều hành cả một công ty tới tận năm 2016. Điều này thật khó tin. Chiếc máy này đã được cửa hàng sử dụng để điều khiển các trục truyền động suốt 1/4 thế kỉ.
Máy tính Commodore 64, còn được biết đến với cái tên C-64, là một máy tính cá nhân 8-bit. Máy được công bố vào tháng 1 năm 1982 và hiện vẫn giữ danh hiệu máy tính bán chạy nhất mọi thời đại. Tại thời điểm đó, máy có giá 600 USD, ước tính ở thời điểm hiện tại khoảng 1.481 USD.
Cấu hình máy là CPU 1MHz, 64KB RAM, 20KB ROM và đồ hoạ VCII. Hệ điều hành là Commodore KERNAL hoặc BASIC 2.0 GEOS. Thiết bị đầu vào bao gồm băng ROM, đĩa mềm, băng cassette và hai cần điều khiển CIA6526. Hiện tại vẫn còn nhiều người hoài cổ vẫn tiếp tục phát triển phần cứng cho máy.
Việc dùng máy Commodore 64 để làm việc vào thời điểm mà ngay trẻ sơ sinh đã được mua cho iPhone thì quả thực là ngầu.
Các mô hình kinh doanh nhỏ thường dùng công nghệ lỗi thời hơn bình thường để tránh các lỗi khó lường của công nghệ mới. Nhưng việc vẫn dùng máy cổ đến mức Commodore 64 để làm việc vào thời điểm mà ngay trẻ sơ sinh đã được mua cho iPhone thì quả thực là quá ngầu.
Theo hình thì có vẻ chiếc máy cần được lau qua chút và lên mạng với màn hình như vậy có vẻ là một bài toán khó. Tuy nhiên một lợi thế khác đó là ban quản lí không phải lo rằng nhân viên sẽ chơi Forza 3 hay xem phim online trong giờ làm việc trên chiếc máy 8-bit cổ lỗ sĩ này.
Đây là lời bình luận của Commodore USA trên Facebook về chiếc máy tính trên:
“Máy C64C được tiệm sửa ô tô này sử dụng để cân bằng trục truyền động đã liên tục hoạt động hơn 25 năm! Ngay cả sau khi phải chống chọi với lũ lụt nó vẫn sống sót…
Nếu một ngày xe tôi bị hỏng ở Ba Lan thì tôi đã biết mình phải đem nó tới đâu để sửa".