Một thảm hoạ mới đang dần nuốt chửng nước Mỹ, và giờ họ phải nhờ cậy robot cứu giúp hậu quả để lại

Hà Thu |

Không phải thiên nhiên, đây là thảm hoạ do chính con người gây nên, và giờ chúng ta đang phải gánh chịu và trả giá cho mọi tác hại.

Một thực trạng đáng buồn đang đè nặng lên đôi vai của cường quốc bậc nhất thế giới: Tình trạng rác thải của Mỹ đã bước vào thời kỳ khủng hoảng nhất trong lịch sử, với con số thống kê đạt trung bình hàng chục triệu tấn rác được thải ra mỗi ngày. 

Mọi thứ bắt đầu dần trở nên tồi tệ hơn ngay từ lúc Trung Quốc quyết định ngừng nhận nhập khẩu rác tái chế từ nước ngoài như cách họ thường làm trước đây, đặc biệt là những thành phần như nhựa và chất thải độc hại.

Một trong những vấn đề đau đầu nhất là việc các nguồn rác hay được tống vào một nơi chứa như thùng rác gia đình, rồi tới các xe thu gom, khiến cho việc phân loại rác về sau rất khó khăn và tốn kém. 

Đây thực sự là bài toán nan giải cho nền công nghiệp vì chi phí dành cho việc tái chế rác đúng quy chuẩn là rất lớn nếu như không thực hiện hiệu quả và đồng nhất. Vì vậy, chúng lại được chất đống ở các bãi thải công hoặc đem đi đốt, đường nào cũng ngày càng gây ô nhiễm môi trường.

Một thảm hoạ mới đang dần nuốt chửng nước Mỹ, và giờ họ phải nhờ cậy robot cứu giúp hậu quả để lại - Ảnh 1.

Giải pháp gấp rút mà toàn diện?

Để hoá giải gánh nặng đang có nguy cơ trở thành một thảm hoạ nhân tạo cho toàn thể dân tộc, các công ty và chuyên gia tại Mỹ đã và đang phát triển nên một công nghệ robot tự động, tận dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để hỗ trợ con người trong công việc kiểm soát và tái chế rác thải. 

Công việc của các công nhân làm việc với rác thường đi kèm với nhiều nguy hiểm tiềm ẩn từ những vật sắc nhọn ẩn mình hay chất hoá học độc hại, có thể ảnh hưởng hoặc dễ dàng tước đoạt tính mạng khi bất cẩn. Vì thế đây cũng được coi như một giải pháp nâng cao chất lượng và an toàn lao động cho con người, không thể không bức thiết và cần kíp ở thời điểm hiện tại.

Vậy robot sẽ hoạt động ra sao? Rất đơn giản và dễ hiểu, một hệ thống camera tích hợp nền tảng thông mình sẽ được lập trình để học hỏi chuyên sâu, nhận diện các loại rác qua hình ảnh. Tiếp tục, các cánh tay robot sẽ được trang bị cảm biến để phân loại rõ hơn vật thể tiếp xúc, gom vào các thùng chứa riêng biệt phù hợp.

 Dự tính năng suất của robot có thể gấp đôi so với con người, chưa kể những cải tiến có thể được ra mắt nhiều hơn theo thời gian, ngày càng tỏ ra hữu ích và thích nghi với những khó khăn đặt ra cao hơn hiện tại.

Một thảm hoạ mới đang dần nuốt chửng nước Mỹ, và giờ họ phải nhờ cậy robot cứu giúp hậu quả để lại - Ảnh 2.

Một trong những mẫu robot tái chế tự động đầu tiên.

Tiến sĩ Lily Chin thuộc Việc robot của MIT là một trong những cái tên quen thuộc đang nghiên cứu về lĩnh vực này. Cô hiện đảm nhận vai trò phát triển một loại cảm biến xúc giác cho robot, giúp tăng khả năng nhận diện dữ liệu tiếp xúc trong môi trường thực tế đối với các thể loại vật liệu đa dạng khác nhau, bất kể là giấy, nhựa hay kim loại. 

Được biết, hiện nay công nghệ nhận diện qua camera đơn thuần chưa thể cho độ chính xác cao nhất, chẳng hạn như một tấm bìa giấy cứng màu tối có thể dễ dàng nhầm sang một tấm nhựa, khiến quá trình phân loại trở nên nhầm lẫn và phức tạp hơn. Đó là lý do khiến cho khả năng nhận diện cảm giác mô phỏng xúc giác con người càng cần thiết hơn dành cho những con robot này. 

Công ty AMP Robotics tại thành phố Denver (Mỹ) là cái tên đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ trên vào thực tế. Nền tảng thông minh nhân tạo AMP Neuron của chính họ đã giúp robot nhận diện màu sắc, vật thể, hình khối, kích cỡ khá tốt để bắt tay vào công việc phân loại rác thải. 

Một dây chuyền robot kiểu mẫu đang được lắp đặt ở nhà máy tái chế thuộc bang Florida, hoạt động với năng suất 70-80 vật thể/phút - gấp đôi khả năng của con người, có độ chính xác cao hơn và mức độ tái chế cũng hoàn thiện hơn để có thể tái sản xuất, sử dụng vật liệu đó.

Một thảm hoạ mới đang dần nuốt chửng nước Mỹ, và giờ họ phải nhờ cậy robot cứu giúp hậu quả để lại - Ảnh 3.

Dù là tự phát hay chủ động làm công việc phân loại rác thải, những người này luôn chịu rủi ro cao vì tiếp xúc với nhiều vật liệu phức tạp và chất độc hại.

San Francisco cũng là thành phố đặt nhiều niềm tin và tiền bạc vào công nghệ cứu tinh mới cho tương lai cuộc sống nhân loại này. Họ đang hướng đến thành tích là thành phố đầu tiên của Mỹ có tỷ lệ rác thải tái chế toàn diện nhất, không bỏ sót một chút gì ra ngoài bãi thải hay lò đốt rác. Lượng tiền đầu tư đổ vào một nhà máy tái chế lớn ở San Francisco là rất nhiều, lên tới hàng chục triệu USD để lắp đặt robot thông minh. 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại