Một siêu ngân hàng vừa ra đời ở châu Á: Vốn hóa lớn thứ 4 thế giới, vượt mặt nhiều nhà băng Mỹ, phục vụ lượng khách bằng dân số của cả nước Đức

Thu Hương |

Giá trị vốn hóa của HDFC Bank lớn hơn cả HSBC hay Citigroup.

Một siêu ngân hàng vừa ra đời ở châu Á: Vốn hóa lớn thứ 4 thế giới, vượt mặt nhiều nhà băng Mỹ, phục vụ lượng khách bằng dân số của cả nước Đức - Ảnh 1.

Lần đầu tiên trong lịch sử, một ngân hàng Ấn Độ đã lọt vào bảng xếp hạng các ngân hàng có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới, trở thành thách thức mới đối với những ngân hàng lớn nhất Mỹ và Trung Quốc, nhóm từ trước đến nay vẫn thống trị vị trí đầu bảng.

Theo số liệu thống kê của Bloomberg, HDFC Bank – ngân hàng mới ra đời sau khi sáp nhập HDFC Bank Ltd vào công ty cho vay thế chấp Housing Development Finance Corp – có giá trị vốn hóa khoảng 172 tỷ USD. Con số này chỉ đứng sau 3 ngân hàng nổi tiếng là JPMorgan Chase, Ngân hàng Công thương Trung Quốc ICBC và Bank of America.

Sau khi vụ sáp nhập chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7, HDFC Bank sẽ có 120 triệu khách hàng – con số lớn hơn cả dân số của nước Đức. Ngân hàng mới có hơn 8.300 chi nhánh và hơn 177.000 nhân sự.

Những biểu đồ dưới đây thể hiện quy mô khổng lồ của HDFC cũng như một số thách thức có thể khiến giá cổ phiếu của ngân hàng này sụt giảm.

Giá trị vốn hóa

HDFC sẽ vượt mặt nhiều ông lớn ngân hàng toàn cầu, bao gồm cả HSBC và Citigroup.

Một siêu ngân hàng vừa ra đời ở châu Á: Vốn hóa lớn thứ 4 thế giới, vượt mặt nhiều nhà băng Mỹ, phục vụ lượng khách bằng dân số của cả nước Đức - Ảnh 2.

“Trên thế giới hiện có rất ít ngân hàng có quy mô và kích cỡ tương tự nhưng vẫn có tiềm năng tăng trưởng gấp đôi sau 4 năm nữa như HDFC”, Suresh Ganapathy, lãnh đạo công ty chứng khoán Macquarie nhận xét.

Ban lãnh đạo HDFC có dự định tăng gấp đôi số chi nhánh trong 4 năm tới. Triển vọng lợi nhuận của ngân hàng cũng này rất khả quan.

Tăng trưởng tiền gửi

Một siêu ngân hàng vừa ra đời ở châu Á: Vốn hóa lớn thứ 4 thế giới, vượt mặt nhiều nhà băng Mỹ, phục vụ lượng khách bằng dân số của cả nước Đức - Ảnh 3.

Tăng trưởng tiền gửi tại HDFC vượt trội so với các ngân hàng ở Ấn Độ

Những năm gần đây HDFC Bank liên tục chứng tỏ khả năng huy động tiền gửi vượt trội so với các ngân hàng khác. Vụ sáp nhập là cơ hội lớn để lượng tiền gửi tăng vọt khi HDFC có thể tận dụng lượng khách hàng sẵn có của Housing Development Finance Corp.

Khoảng 70% những khách hàng này hiện vẫn chưa mở tài khoản tại ngân hàng. Bên cạnh đó hiện chỉ có 2% sử dụng sản phẩm vay thế chấp của HDFC Ltd.

Trái phiếu có hiệu suất vượt trội

Có JPMorgan Chase là một trong những nhà đầu tư lớn nhất, HDFC Bank nhận được sự tin tưởng rất lớn của các nhà đầu tư. Trái phiếu Coco (loại nợ có mức độ rủi ro cao nhất, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu nếu ngân hàng phát hành gặp rắc rối) của HDFC hiện đang có hiệu suất vượt trội, tăng 3,1% kể từ đầu năm đến nay trong khi chỉ số theo dõi các trái phiếu Coco trên toàn cầu của Bloomberg sụt giảm 3,5%.

Một siêu ngân hàng vừa ra đời ở châu Á: Vốn hóa lớn thứ 4 thế giới, vượt mặt nhiều nhà băng Mỹ, phục vụ lượng khách bằng dân số của cả nước Đức - Ảnh 4.

Cổ phiếu đang ở mức rẻ

1 năm qua, cổ phiếu HDFC Bank có mức tăng thấp hơn so với chỉ số theo dõi các cổ phiếu ngân hàng trên TTCK Ấn Độ.

Một siêu ngân hàng vừa ra đời ở châu Á: Vốn hóa lớn thứ 4 thế giới, vượt mặt nhiều nhà băng Mỹ, phục vụ lượng khách bằng dân số của cả nước Đức - Ảnh 5.

Theo ông Ganapathy, diễn biến của cổ phiếu này trong thời gian sắp tới sẽ phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA).

Ban lãnh đạo HDFC tự tin họ sẽ duy trì tỷ lệ tăng trưởng tín dụng 18-20% và tỷ lệ ROA ở mức 2%, thậm chí là cao hơn sau khi hoàn tất M&A.

Tham khảo Bloomberg


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại