Theo đó, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong tháng 1/2023 có 3 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 126,6 triệu USD, gấp 2,9 lần so với cùng kỳ năm trước; có 1 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh thêm 140,4 triệu USD (cùng kỳ năm trước là -7,2 triệu USD)
Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) đạt 126,7 triệu USD, gấp 3,4 lần so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe động cơ khác đạt 125 triệu USD; chiếm 98,7% tổng vốn đầu tư, y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt 1,5 triệu USD; chiếm 1,2%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 140,4 nghìn USD; chiếm 0,1%.
Theo dữ liệu của World Bank, trong năm 2021, top 10 quốc gia có quy mô GDP theo giá hiện hành lớn nhất thế giới gồm: Mỹ (23,3 nghìn tỷ USD); Trung Quốc (17,7 nghìn tỷ USD); Nhật Bản (4,9 nghìn tỷ USD), Đức (4,2 nghìn tỷ USD); Ấn Độ (3,17 nghìn tỷ USD); Anh (3,13 nghìn tỷ USD); Pháp (2,9 nghìn tỷ USD); Ý (2,1 nghìn tỷ USD); Canada (1,9 nghìn tỷ USD; Hàn Quốc (1,8 nghìn tỷ USD).
Xét theo địa bàn đầu tư, trong tháng 1/2023 có 3 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam.
Trong đó, Hàn Quốc là nước dẫn đầu với 125,1 triệu USD; chiếm 98,7% tổng vốn đầu tư. Sau Hàn Quốc là Thái Lan, với tổng vốn đầu tư đạt 1,5 triệu USD; chiếm 1,2%; Lào 140,4 nghìn USD; chiếm 0,1%.
Trước đó, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, trong năm 2022, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt gần 534 triệu USD.
Tổng vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh năm 2021 là -367 triệu USD do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giảm gần 1,2 tỷ USD vốn đầu tư của dự án thăm dò phát triển và khai thác dầu khí tại Nga.
Trong đó, có 109 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt gần 426,6 triệu USD, tăng 78,7% số dự án và tăng 4,3% số vốn so với cùng kỳ; có 26 lượt dự án điều chỉnh vốn (tăng 18,2%) với tổng vốn đầu tư tăng thêm gần 107,4 triệu USD (số năm 2021 là -776 triệu USD).
Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 14 ngành. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 15 dự án đầu tư mới và 4 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đăng ký gần 251,9 triệu USD, chiếm 47,2% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 02 dự án mới và 03 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư hơn 76,8 triệu USD, chiếm 14,4%; tiếp theo là các ngành bán buôn, bán lẻ; khai khoáng,…
Có 29 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong năm 2022. Dẫn đầu là Singapore với 21 dự án đầu tư mới và 03 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 79,5 triệu USD, chiếm 14,9% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ hai là Lào với tổng vốn đầu tư hơn 70,5 triệu USD, chiếm 13,2% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Úc, Hoa Kỳ, Đức,…
Lũy kế đến ngày 20/12/2022, Việt Nam đã có 1.611 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam trên 21,75 tỷ USD. Trong đó, có 139 dự án của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài gần 11,6 tỷ USD, chiếm 53,3% tổng vốn đầu tư cả nước.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (32%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,8%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (24,6%); Campuchia (13,5%); Venezuela (8,4%)