Lạm phát ở Indonesia đã giảm tốc độ tăng trong tháng 10, khi giá lương thực giảm tốc bù đắp ảnh hưởng của việc giá xăng leo thang.
Tỷ lệ lạm phát ở Indonesia tăng 5,71% trong tháng 10, chậm hơn so với mức gần 6% vào tháng 9 và ước tính của các nhà phân tích. Lạm phát thực phẩm cũng giảm xuống 7,04% so với 8,69% trong tháng 10, trong khi chi phí năng lượng tăng tới 17%.
Mùa thu hoạch đến và sự can thiệp của chính phủ vào thị trường đã giúp hạ nhiệt giá trứng, thịt gia cầm và ớt - một loại gia vị thiết yếu trong ẩm thực Indonesia. Tính theo tháng, chi phí thực phẩm đã giảm 3 tháng liên tiếp trong tháng vừa qua.
NHTW Indonesia đã mạnh tay nâng lãi suất để kìm cương lạm phát.
Brian Tan - nhà kinh tế của Barclays, nhận định: “Áp lực giá lương thực, thực phẩm đã giảm cho thấy tỷ lệ lạm phát cũng đi xuống nhanh hơn so với dự báo của chúng tôi trước đây.” Barclays đã hạ dự báo lạm phát cả năm của Indonesia trong năm nay xuống 4,2%, từ 4,3% trước đó.
Giá tiêu dùng ở nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á giảm 0,11% so với tháng trước. Dù giá nhiên liệu khiến chi phí vận tải tăng 0,35%, nhưng lại được bù đắp bởi chi phí cho các loại thực phẩm, đồ uống và thuốc lá giảm 1%.
Trong khi đó, lạm phát lõi - không bao gồm các mặt hàng dễ biến động và được trợ giá, ở mức 3,31%, thấp hơn dự báo của các chuyên gia, nhà kinh tế là 3,4%.
Số liệu mới nhất cho thấy động thái thắt chặt tiền tệ của NHTW Indonesia đã phát huy hiệu quả. Đây là điều mà các nhà hoạch định chính sách cho là cần thiết để đáp ứng kỳ vọng lạm phát, khi tình hình giá cả leo thang quá mạnh.
Theo ông Tan, NHTW Indonesia có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất chuẩn thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 11, vì “các nhà hoạch định chính sách tập trung nhiều hơn vào kỳ vọng lạm phát và quyết định của Fed ít bị lung lay bởi tình hình lạm phát.”
NHTW nước này dự báo lạm phát sẽ chạm đỉnh 6,3% vào cuối năm nay. Lạm phát lõi được cho là đang tăng tốc lên mức 4,3% và sau đó sẽ quay trở lại mục tiêu 2-4$ vào nửa đầu năm 2023.