Năm 1929, bên bờ sông Nga Tử thành phố Quảng Hán tỉnh tứ Xuyên một người nông dân trong khi đang đào mương phát hiện ra hố cổ vật ngọc bích, nhưng đó chưa phải là tất cả. Đó là trong thời kỳ cận chiến hỗn loạn nên khu vực cổ vật ngọc bích không được bảo vệ tốt. Sau khi hay tin, dân làng gần đó đã đổ xô đi đào kho báu.
Vào Mùa Xuân năm 1931, khi giáo sĩ truyền giáo người Anh biết tin, ông đã bắt đầu thu thập các hiện vật bằng đá và ngọc bích theo kế hoạch và giao chúng cho Bảo tàng Đại học Hoa Tây Trung Quốc do người Mỹ quản lý để bảo quản an toàn.
Vào Mùa Xuân năm 1934, huyện trưởng huyện Quảng Hán - La Vũ đã tổ chức một đội khảo cổ để khai quật các ngọc khí ở vùng lân cận Yên Đạo Thành trong 10 ngày. Rất tiếc, kể từ đó không ai tổ chức khai quật khảo cổ học trong một thời gian dài.
Một trong các ngọc khí được khai quật ở các vùng lân cận Yên Đạo Thành
Thời gian trôi qua rất nhanh, vào khoảng những năm 1950, công việc khảo cổ ở đây lại lần lượt được khôi phục. Mọi người vào thời điểm đó không nhận ra rằng bãi Tam Tinh, bên bờ sông Nga Tử thành phố Quảng Hán là một di tích cổ đại quy mô cực kỳ lớn, và tất cả các phát hiện đều không được xâu chuỗi lại . Cho đến những năm 1980, đã mở ra một thời kỳ khai quật liên tục trên quy mô lớn, kéo dài tới 20 năm.
Sau khi được làm sạch phục hồi, hơn 10.000 mẫu vật đã được khai quật , và phát hiện ra rằng các cổ vật tìm thấy theo quan hệ sắp xếp địa tầng với ý nghĩa theo giai đoạn.
Trong hai hố lớn được khai quật từ tháng 7 đến tháng 9 năm 1986, đã khai quật được gần một nghìn di vật văn hóa quý giá như vàng, đồng, ngọc, đá, gốm, vỏ sò, xương cốt, trong đó tiêu biểu nhất là số lượng lớn đồ đồng. Trong số các đồ đồng khai quật được, tiêu biểu nhất là đồ đồng thời Thanh, chỉ riêng ở hố khai quật số 2 đã tìm được hơn 736 hiện vật.
Đồ đồng khai quật được ở đây đặc biệt nổi bật ở cách thể hiện "nhãn tinh" của con người vô cùng độc đáo, như một chiếc mặt nạ lớn, nhãn cầu được phóng đại cực điểm, con ngươi nhô ra phía trước hình trụ, dài 16,5cm.
Một mặt nạ đồng khác có nhãn cầu lồi, cột có mắt lồi dài 9cm.
Những chiếc mặt nạ đồng và chân dung "mũi cao, mắt sâu, má lồi, miệng rộng, tai to, lỗ tai to" này chẳng giống người Trung Quốc hay người trần thế nào cả, nên nhiều người đoán rằng đây cũng là một "mô phỏng quái kiệt và di tích ngoài trái đất".
Những chiếc mặt nạ đồng "mô phỏng quái kiệt và di tích ngoài trái đất".
Vào tháng 8 năm 1986, các nhà khảo cổ học cũng đã tìm thấy 6 cây thiêng bằng đồng đặc biệt ở Hố 2. Khi các chuyên gia phục chế chúng, họ chỉ có thể khôi phục một cách tương đối.
Cây thiêng bằng đồng này cao 396cm, do phần ngọn trên bị mất nên ước tính tổng chiều cao phải hơn 5m. Do không có bản vẽ và mô tả công năng nên cây thiêng bằng đồng cho đến nay vẫn chưa thể phục chế.
Do không có bản vẽ và mô tả công năng nên cây thiêng bằng đồng cho đến nay vẫn chưa thể phục chế.
Di tích lịch sử này là "Di tích bãi Tam Tinh" nổi tiếng. Bởi vì nó có niên đại 5.000-3.000 năm và đặc điểm văn hóa của nó rất khác với tất cả các nền văn minh khác đã được phát hiện ,nó được ca ngợi là "Kỳ quan thứ 9 của thế giới."