Một ngành kinh doanh ''béo bở'' ở Trung Quốc, có thu nhập tiền tỷ mỗi năm: Hoạt động ''bí mật", vốn ít lời nhiều, thảo nào người người nhà nhà đua nhau làm theo

Ánh Lê |

Lợi nhuận "trên trời'' và nhu cầu lớn khiến người dân và tiểu thương Trung Quốc đổ xô mở trang trại nuôi gián.

Ngành chăn nuôi gián đang nở rộ ở Trung Quốc với quy mô lớn. Hiện tại, có hàng trăm trang trại nuôi gián ở quốc gia này với tổng số lượng gián được sinh sản hàng năm vượt quá dân số toàn cầu. Gián nuôi ở trong các trang trại độc đáo này hầu hết được sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm, thuốc, hoặc làm thức ăn cho gia súc.

Vào năm 2018, công ty dược phẩm Gooddoctor của Trung Quốc thông báo doanh thu lên đến 684 triệu đô la Mỹ doanh thu thông qua việc bán một loại "thuốc chữa bệnh" làm từ gián. Loại thuốc này được hàng nghìn bệnh viện và hàng triệu bệnh nhân Trung Quốc sử dụng hàng năm để điều trị các bệnh về hô hấp, dạ dày và nhiều bệnh khác.

Một ngành kinh doanh béo bở ở Trung Quốc, có thu nhập tiền tỷ mỗi năm: Hoạt động bí mật, vốn ít lời nhiều, thảo nào người người nhà nhà đua nhau làm theo - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, việc sử dụng gián ở Trung Quốc không chỉ giới hạn trong ngành dược phẩm và làm đẹp. Loại côn trùng giàu protein này còn được chế biến như một bữa ăn hữu cơ dành cho gia súc, được sử dụng để xử lý chất thải thực phẩm và là món ăn đặc biệt trong thực đơn ở một số nhà hàng Trung Quốc.

Là ngành kinh doanh sinh lợi

Nuôi gián được đánh giá là một ngành kinh doanh béo bở ở Trung Quốc. Không giống như chăn nuôi các động vật thông thường, chi phí thiết lập một trang trại nuôi gián cỡ nhỏ thấp và cần ít tài nguyên. 

Hơn nữa, gián sinh sản nhanh (chỉ trong một năm, một con gián Đức và con non của nó có thể sinh thêm 300.000 con gián khác), chúng hiếm khi bị ốm và không có yêu cầu đặc biệt về chế độ dinh dưỡng.

Một ngành kinh doanh béo bở ở Trung Quốc, có thu nhập tiền tỷ mỗi năm: Hoạt động bí mật, vốn ít lời nhiều, thảo nào người người nhà nhà đua nhau làm theo - Ảnh 2.

Chia sẻ với LA Times, Wang Fuming, một trong những nhà sản xuất gián lớn ở Trung Quốc cho biết: "Tôi từng nghĩ đến việc nuôi lợn, tuy nhiên nếu nuôi bằng cách nuôi truyền thống thì tỷ suất lợi nhuận rất thấp. Với gián thì khác, bạn có thể đầu tư 20 tệ và thu về 150 tệ. "

Cơ sở nuôi gián lớn nhất thế giới nằm ở Tây Xương và thuộc sở hữu của Gooddoctor. Một báo cáo năm 2018 tiết lộ rằng trang trại gián vận hành bằng công nghệ AI của Good Doctor sản xuất sáu tỷ con gián mỗi năm. Côn trùng tự nhiên giàu protein nên được chế biến và sử dụng để làm thức ăn gia súc và các sản phẩm thuốc khác nhau.

Nhiều người ở Trung Quốc tin rằng các sản phẩm làm từ gián có hiệu quả trong điều trị sẹo, hói đầu, rối loạn hô hấp, các vấn đề về dạ dày và thậm chí là các khối u ung thư. Mặc dù có rất ít bằng chứng khoa học xác nhận điều này, tuy vậy, các nhà nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng loài gián có thể sống trong môi trường bẩn thỉu mà không bị bệnh. 

Nguyên nhân là vì chúng tự sản xuất ra một loại chất kháng sinh cực mạnh. Họ tin rằng các loại thuốc từ loài vật này có thể loại bỏ siêu vi khuẩn có thể chịu nhiều chất kháng sinh như MRSA.

Các loại thuốc làm từ gián từ lâu cũng đã rất được ưu chuộng ở Trung Quốc. Cho đến nay, sản phẩm của Gooddoctor đã được hơn 40 triệu bệnh nhân sử dụng. Trong một cuộc phỏng vấn với Insider, đại diện của Gooddoctor khẳng định: "Chiết xuất từ gián rất tốt trong việc chữa bệnh loét miệng, dạ dày, vết thương ngoài da và thậm chí cả ung thư dạ dày"

Trên thực tế, loài gián Mỹ (tên khoa học là Periplaneta Americana) nằm trong thành phần của các loại dược phẩm và mỹ phẩm y tế của Trung Quốc.

Một ngành kinh doanh béo bở ở Trung Quốc, có thu nhập tiền tỷ mỗi năm: Hoạt động bí mật, vốn ít lời nhiều, thảo nào người người nhà nhà đua nhau làm theo - Ảnh 3.

Ảnh: Sohu

Điều thú vị là ngành kinh doanh gián không chỉ thu hút các công ty lớn mà còn cả những nông dân và thương nhân nhỏ.

Li Bingcai ở Tứ Xuyên từ một người bán điện thoại giờ đây đã trở thành ông chủ một trang trại nuôi hơn ba triệu con gián . Li cho biết anh đã thu được lợi nhuận tốt từ việc bán gián khô cho các trang trại lợn, thủy sản và các công ty dược phẩm. "Mọi người đều thắc mắc tại sao tôi lại kinh doanh loại hình đặc biệt này mà không biết rằng nó có giá trị kinh tế lớn".

Quận Chương Khâu ở Tế Nam là nơi có một trang trại nuôi gián lớn khác. Ban đầu, nó được xây dựng để giải quyết vấn đề thức ăn thừa nhưng sau đó trở thành nguồn cung cấp thức ăn hữu cơ cho vật nuôi trong trang trại.

Doanh nhân Li Yanrong, chủ sở hữu của trang trại cho biết anh tin rằng gián có thể được sử dụng như một loại thực phẩm thay thế giàu protein và lành mạnh hơn cho cá, gia cầm và lợn.

"Nuôi gián quy mô lớn có thể cung cấp protein có lợi cho toàn bộ chu kỳ sinh thái, có thể thay thế thức ăn chăn nuôi chứa đầy kháng sinh bằng thức ăn hữu cơ tốt cho động vật và đất nền ". Theo Yanrong, những con gián ông nuôi ăn trên 50.000 kg thức ăn thừa mỗi ngày. Đây cũng là minh chứng cho việc côn trùng rất hữu ích trong việc xử lý chất thải thực.

Nhưng cũng chứa nhiều rủi ro

Hãy tưởng tượng việc hàng triệu con gián thoát ra từ một trang trại chăn nuôi và bò khắp nơi trong thành phố sẽ kinh khủng như thế nào?

Vào năm 2013, tai nạn tương tự đã xảy ra khi một nhà kính ở quận Đại Phong, Trung Quốc bị phá hoại. Hơn một triệu con gián đã bò khắp cánh đồng ngô, nhà ở và các chung cư gần đó. Điều này khiến người dân địa kinh sợ và vô cùng hoảng loạn. Để kiểm soát sự việc này, Ủy ban Y tế tỉnh Giang Tô đã phải tiến hành một đợt khử trùng quy mô lớn trong khu vực.

Để đề phòng trường hợp tương tự xảy ra, trang trại do Gooddoctor điều hành được trang bị một hào nước nuôi đầy cá ăn gián.

Một ngành kinh doanh béo bở ở Trung Quốc, có thu nhập tiền tỷ mỗi năm: Hoạt động bí mật, vốn ít lời nhiều, thảo nào người người nhà nhà đua nhau làm theo - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Thông thường, mọi người xem gián là loài côn trùng gây hại, truyền bệnh khiến nhiều người tránh xa. Đây cũng là lý do khiến nhiều trang trại nuôi gián ở Trung Quốc hoạt động một cách bí mật. Họ ít khi để tên "trang trại nuôi gián" hoặc "nhà máy sản xuất gián" trên bảng hiệu. Và tất nhiên, thành phần "gián’’ cũng không được đề cập trong bảng thành phần mỹ phẩm và thuốc.

Nuôi gián không phải là một hoạt động kinh doanh bất hợp pháp ở Trung Quốc nhưng nếu hoạt động kinh doanh này ‘’bị phát hiện’’ nằm trong khu dân cư thì khả năng cao là chủ trang trại phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau trong việc điều hành hoạt động kinh doanh.

Tuy vậy, bất chấp những rủi ro và lo ngại này, nuôi gián vẫn được nhiều công ty và doanh nhân ở Trung Quốc coi là một hoạt động mạo hiểm có lãi. 

Trong khi đó, các sản phẩm làm từ gián khác như sữa gián đang trở nên phổ biến ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm ra nhiều cách để tận dụng loại nguyên liệu này hơn nữa và đưa vào thực tiễn cuộc sống.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại