Đây là thông tin được dự báo trong "Báo cáo hoạt động 2023: Trao quyền cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam" do Amazon Global Selling Việt Nam, mới công bố ngày 2/2. Ngành hàng được Amazon cho rằng có tiềm năng trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ 5 ở Việt Nam trong 5 năm tới chính là Thương mại điện tử bán lẻ (B2C).
Theo đó, báo cáo này chỉ ra hai khả năng phát triển đối với xuất khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới đến năm 2027.
Cụ thể, theo kịch bản thông thường, kim ngạch xuất khẩu của lĩnh vực này có thể đạt tới 5 tỷ USD. Trong khi đó, đối với kịch bản cao, các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ của Việt Nam sẽ được hỗ trợ và tăng xuất khẩu online thì kim ngạch có thể đạt tới 12 tỷ USD vào năm 2027, cao hơn 2,4 lần so với kịch bản thông thường. Đặc biệt, theo kịch bản cao này, thương mại điện tử bán lẻ sẽ thành ngành xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 356 tỷ USD. Trong đó, 5 nhóm ngành có kim ngạch xuất khẩu hơn 20 tỷ USD, bao gồm điện tử - máy tính và linh kiện, điện thoại và kinh kiện, máy móc – thiết bị, dệt may và nông – lâm, thủy sản.
Theo đánh giá của Amazon Global Selling, hàng Việt có cơ hội tăng xuất khẩu online khi thực tế tiêu dùng toàn cầu tiếp tục dịch chuyển từ offline sang online. Theo Amazon, dự kiến quy mô của thị trường bán lẻ online trong năm 2024 là hơn 31,3 tỷ USD, chiếm khoảng gần 13% bán lẻ toàn cầu. Trong 5 năm tới, con số này sẽ tăng lên tới hơn 40,5 tỷ USD, tương đương với mức 15% tiêu dùng toàn cầu.
Báo cáo của Amazon cũng chỉ ra rằng, trong một năm (tính tới ngày 31/8/2023), các nhà bán lẻ Việt đã bán được hơn 17 triệu sản phẩm trên Amazon, tăng một nửa so với cùng kỳ năm 2022. Ngoài ra, số nhà bán hàng Việt trên trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới này cũng tăng tới 40%.
Báo cáo cũng nhận định, đã tăng của những ngành hàng mới nổi như sức khỏe, chăm sóc cá nhân và làm đẹp giúp bức tranh xuất khẩu online của Việt Nam ngày càng trở nên rộng mở. Minh chứng là trong năm 2023, số nhà bán hàng Việt có doanh thu vượt 100.000 USD (hơn 2,4 tỷ đồng) trên Amazon tăng tới 70%.
Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt
Trên thực tế, hai thị trường xuất khẩu chính đối với các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ là Đông Nam Á và Trung Quốc. Tuy nhiên, theo Amazon, Mỹ, Nhật Bản và EU sẽ là những thị trường ưu tiên của họ trong vòng 5 năm tới. Nguyên nhân là do người tiêu dùng tại các nước phương Tây đang tăng tần suất mua và chi tiêu trực tuyến cho việc mua hàng từ Việt Nam kể từ năm 2020.
Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành của Amazon Global Selling Việt Nam, nhận định: "Thương mại điện tử được coi là một trong những xu hướng lớn tiếp theo dành cho những doanh nghiệp muốn phát triển toàn cầu".
Do đó, câu hỏi đặt ra là liệu những doanh nghiệp có thể tận dụng được xu hướng này một cách nhanh chóng, đồng thời nắm bắt nhu cầu tiêu dùng toàn cầu, tiến hành xây dựng kế hoạch tăng trưởng dài hạn hay không.
Mặt khác, các doanh nghiệp Việt có thể phải đối mặt với nhiều thách thức về giao dịch trực tuyến khi chịu chi phía hậu quần xuyên biên giới và thuế hải quan cao hơn.
Tuy nhiên, theo hãng tư vấn Access Partnership của Anh, để có thể tận dụng tối đa cơ hội về xuất khẩu thương mại điện tử, các doanh nghiệp Việt cần phải được hỗ trợ về mặt pháp lý và tài chính nhiều hơn, chẳng hạn như thiết lập những khu thương mại điện tử xuyên biên giới, cung cấp các khoản tài trợ xuất khẩu...
Bài viết tham khảo nguồn: Amazon, Access Partnership, GSO