Một loạt ngân hàng, công ty phân tích lớn hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 của Trung Quốc, khi nước này chìm sâu trong 'cơn bão' virus corona

Giang Ng |

Moody’s Investors Service viết trong một bản báo cáo hôm thứ Tư tuần trước: "Tác động kinh tế về trước mắt và quan trọng nhất là ở Trung Quốc, nhưng sẽ lan rộng trên toàn cầu, do tầm quan trọng của nước này đối với tăng trưởng toàn cầu cũng như doanh thu của các công ty trên thế giới."

Hiện tại, một số nhà phân tích và kinh tế gia đang hạ dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc vào năm 2020, trong bối cảnh virus corona đang gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước này.

Hoạt động kinh tế ở nhiều thành phố đã bị đình trệ, khi các nhà máy đều đóng cửa nghỉ lễ. Hơn nữa, kỳ nghỉ còn kéo dài ở một số nơi, đây là một yếu tố sẽ khiến chuỗi cung ứng toàn cầu chịu ảnh hưởng nặng nề.

Trong khi đó, lĩnh vực dịch vụ cũng chịu tác động khi người dân được khuyến nghị nên ở nhà. Các buổi trình chiếu phim mới cũng bị huỷ bỏ ngay trong mùa cao điểm đối với các khoản chi tiêu của người dân nước này.

Tuy nhiên, một số ý kiến lập luận rằng các biện pháp kích thích kinh tế mới đây và sẽ được tung ra của Trung Quốc có thể sẽ phần nào bù đắp những ảnh hưởng của dịch bệnh với nền kinh tế.

Moody’s Investors Service viết trong một bản báo cáo hôm thứ Tư tuần trước: "Tác động kinh tế về trước mắt và quan trọng nhất là ở Trung Quốc, nhưng sẽ lan rộng trên toàn cầu, do tầm quan trọng của nước này đối với tăng trưởng toàn cầu cũng như doanh thu của các công ty trên thế giới."

Cũng trong cùng ngày hôm đó, một nhà kinh tế của chính phủ Trung Quốc cho biết rằng tăng trưởng kinh tế quý đầu tiên năm 2020 có thể giảm xuống 5% hoặc thậm chí còn thấp hơn do sự bùng phát của virus corona.

Dưới đây là dự báo về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay từ một số công ty phân tích và ngân hàng lớn:

ANZ: Vẫn giữ nguyên mức tăng trưởng 5,8%

Hiện tại, ANZ đang duy trì dự báo tăng trưởng GDP cả năm ở mức 5,8%, dù hiên tại đã hạ dự báo cho quý I từ 5,9% xuống còn 5,0%. Các kinh tế gia của ngân hàng này nhận định: "Hoạt động kinh doanh và xuất khẩu công nghiệp sẽ sụt giảm do số ngày làm việc ít hơn.

Hoạt động của chuỗi cung ứng sẽ gặp gián đoạn vì Vũ Hán là một trung tâm công nghiệp lớn ở miền trung Trung Quốc. Các nhà kinh tế ước tính số ngày làm việc giảm khoảng 3,5 trong quý I/2020.

Citi: Hạ dự báo từ 5,8% xuống 5,5%

Các kinh tế gia của Citigroup đang dự đoán mức tăng trưởng trong cả năm của Trung Quốc sẽ chậm lại, từ mức ước tính trước đó là 5,8% xuống còn 5,5%. Họ cho biết tác động tiêu cực đối với nền kinh tế có thể sẽ chủ yếu xảy ra trong quý đầu tiên của năm.

Nhóm này viết trong một lưu ý: "Sự can thiệp về chính sách được điều chỉnh một cách cẩn trọng sẽ là rất quan trọng để giảm thiểu 'cú shock' đối với nền kinh tế và duy trì sự ổn định xã hội."

Economist Intelligence Unit: Hạ dự báo từ 5,9% xuống 4,9-5,4%

EIU cho biết sự bùng phát của dịch bệnh có thể khiến tăng trưởng GDP thực của Trung Quốc giảm 0,5-1 điểm phần trăm so với dự báo trước đó là 5,9%, nếu virus corona lây lan thành đại dịch tương đương với SARS.

Nhà phân tích Imogen Page-Jarrett cho hay: "Chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp hạn chế với việc đi lại và vận chuyển, điều này sẽ gây ra sự gián đoạn đối với các hoạt động kinh doanh.

Nếu virus corona trở thành đại dịch, khoản chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ của chính quyền địa phương sẽ tăng lên, do đó chi tiêu cho các lĩnh vực khác sẽ bị hạn chế.

Các kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và biện pháp kích thích khác nhằm mục đích thúc đẩy kinh tế có thể sẽ bị trì hoãn trong năm nay."

Ông nói thêm, trong khi các lĩnh vực như du lịch, sản xuất sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, thì một số lĩnh vực như dược phẩm, giải trí trực tuyến và thương mại điện tử có thể có được lợi thế. Doanh số bán ô tô có thể cũng tăng mạnh khi người dân hạn chế sử dụng các phương tiện công cộng."

Mizuho: Hạ dự báo từ 5,9% xuống 5,6%

Vishnu Varathan, kinh tế gia và chiến lược gia trưởng khu vực châu Á của Mizuho, nhận định: "Do virus Vũ Hán (2019 nCoV) có khả năng lây nhiễm theo cấp số nhân, lan rộng hơn cả SARS hay MERS, nên mức độ ảnh hưởng có thể còn căng thẳng nhiều khi hoạt động du lịch, thương mại và kinh tế phải đối mặt với sự gián đoạn lớn."

Trong nửa đầu năm nay, Varathan cho biết ông dự đoán mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ là 4,8% đến 5,2%, sau đó tăng lên 5,8% đến 6,3% vào nửa cuối năm do nhu cầu bị kìm hãm trong thời gian dài.

Moody's: Giữ nguyên dự báo ở mức 5,8%

Ở thời điểm này, cơ quan xếp hạng đang giữ mức tăng trưởng GDP năm 2020 của Trung Quốc với con số 5,8%. Tuy nhiên, các thành phần đóng góp vào tăng trưởng có thể sẽ thay đổi do tác động từ virus corna đối với lĩnh vực tiêu dùng trong quý đầu tiên - dù có thể được hỗ trợ bằng các biện pháp kích thích.

Dù mức tiêu thụ sẽ hồi phục, nhưng sẽ không mạnh mẽ như khi dịch SARS kết thúc, vì nhu cầu người dùng sẽ bị tổn hại, theo Martin Petch - một nhân viên tín dụng cấp cao của Moody’s Investors Service.

Nomura: "Thấp hơn đáng kể" so với mức 6,1%

Nomura cho biết "điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra" khi dịch bệnh bùng phát, khi chính phủ Trung Quốc đã hành động trên mọi "mặt trận" để ngăn chặn virus sau phản ứng ban đầu khá chậm chạp. Tuần trước, nhà phân tích Ting Lu cho biết, tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc có thể giảm đáng kể so với mức 6,1% trong năm 2019.

Ngân hàng Nhật Bản cũng nói rằng tác động về kinh tế do virus corona gây ra có thể còn tồi tệ hơn dịch SARS hồi năm 2002-2003.

Vanguard: Giữ nguyên dự đoán ở mức 5,8%

Qian Wang - kinh tế gia tưởng của Vanguard tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, nhận định rằng tác động chính để tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể là do tâm lý. Bà nói: "Có một tin tốt là chính phủ Trung Quốc đã nhanh chóng đưa ra những động thái nghiêm túc." Hiện tại, bà dự báo tăng trưởng vẫn ở mức 5,8% dù rõ ràng rủi ro sụt giảm là điều rõ ràng.

Dịch bệnh bùng phát sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới về ngắn hạn, nhưng Vanguard cho rằng khả năng hồi phục trong nửa cuối năm sẽ phụ thuộc vào các biện pháp kích thích của chính phủ.

UBS: Giảm từ 6% xuống 5,5%

UBS hạ dự báo tăng trưởng năm 2020 của Trung Quốc từ 6,0% xuống 5,5%. Mark Haefele, giám đốc đầu tư toàn cầu, nhận định: "Chúng tôi tin rằng các biện pháp tích cực để ngăn chặn virus mà Trung Quốc đưa ra, gồm kiểm dịch, phòng ngừa ở các quốc gia khác như hoãn các chuyến bay, kiểm soát chặt chẽ vùng biên giới sẽ có hiệu quả.

Tuy nhiên, những biện pháp này sẽ gây ra 'cú shock' tiêu cực đối với nền kinh tế trong thời gian ngắn, do nhu cầu tiêu dùng và chuỗi cung ứng bị hạn chế."

Xem thêm các bài viết ghi lại tất cả những gì diễn ra trong dịch virus corona tại thư mục Nhật ký mùa dịch trên trang Lá chắn virus Corona để cập nhật những thông tin hữu ích và đáng tin cậy nhất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại