Một hành tinh khổng lồ vừa xuất hiện đầy ngỡ ngàng

Anh Thư |

Một hành tinh khổng lồ mang tên Halla vừa xuất hiện đầy ngỡ ngàng quanh ngôi sao Bakedu - thứ vừa bùng lên thành sao khổng lồ đỏ và lẽ ra đã nuốt mất hành tinh này.

Theo The Independent, đó là một hành tinh khổng lồ giống Sao Mộc được gọi là Halla, được phát hiện khi các nhà khoa học quan sát giai đoạn Bakedu phồng lên thành một sao khổng lồ đỏ.

Các ngôi sao trong vũ trụ - như Mặt Trời của chúng ta - khi cạn năng lượng sẽ bùng lên một lần cuối cùng thành sao khổng lồ đỏ, kích thước khoảng 1,5 lần trước đó. Sau đó, nó sẽ sụp đổ thành một sao lùn trắng bé nhỏ.

Một hành tinh khổng lồ vừa xuất hiện đầy ngỡ ngàng - Ảnh 1.

Ảnh đồ họa mô tả sự tồn tại của hành tinh "thây ma" Halla - Ảnh: VIỆN THIÊN VĂN HỌC HAWAII

Trong quá trình bùng lên lần cuối, các ngôi sao có thể nuốt mất vài hành tinh ở gần nó. Mặt Trời được dự đoán sẽ nuốt 3 hành tinh ở gần là Sao Thủy, Sao Kim và Trái Đất.

Thế nhưng quanh Bakedu, các nhà khoa học từ Viện Thiên văn học của Đại học Hawaii (Mỹ) đã nhìn thấy Halla, xuất hiện ngay sau khi vụ bùng phát sao khổng lồ đỏ đạt mức cao nhất và bắt đầu xẹp dần, ở vùng không gian mà trước đó Bakedu đã chiếm trọn đạt kích cỡ lớn nhất.

Những quan sát mới nhất xác nhận hành tinh vẫn quay với quỹ đạo ổn định trong hơn một thập kỷ, thực sự cùng tồn tại với ngôi sao mẹ đang cố gắng nuốt nó.

Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ vì sao Halla sống sót. Một khả năng là nó từng quay ở quỹ đạo xa hơn trước vụ bùng phát sao khổng lồ đỏ, sau đó mới từ từ di chuyển vào. Nhưng khả năng đó rất thấp.

Khả năng thứ hai là Halla đã sinh ra từ sự va chạm của hai ngôi sao, điều tạo ra một đám mây khí mà Halla hình thành từ đấy. Vì vậy Halla có thể là "thây ma" của một trong hai ngôi sao đã chết chứ không phải Bakedu.

Hoặc, đơn giản, nó thực sự đã sống sót sau thảm họa sao khổng lồ đỏ. Điều đó có thể đem đến một chút hy vọng cho tương lai của Trái Đất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại