Mỗi ngày hơn 500 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động

Việt Linh |

Nửa đầu năm nay, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng mạnh, với trung bình hơn 500 doanh nghiệp mỗi ngày. Điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh của Tổng cục Thống kê với doanh nghiệp cho thấy nhiều tín hiệu kém lạc quan.

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, 6 tháng đầu năm nay, cả nước có 75,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn 707,5 nghìn tỷ đồng và gần 509,9 nghìn lao động. Vốn đăng ký bình quân đạt 9,3 tỷ đồng/ doanh nghiệp, giảm 19,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Nếu tính vốn đăng ký tăng thêm của gần 25,2 nghìn lượt doanh nghiệp tăng vốn, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2023 là 1.666 nghìn tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng trong nửa đầu năm, 37,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2022), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động lên 113,6 nghìn doanh nghiệp, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 19 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Mỗi ngày hơn 500 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động - Ảnh 1.

Số lượng doanh nghiệp tạm dừng hoạt động tăng mạnh.

Ở chiều ngược lại, 6 tháng đầu năm, 60,2 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước. 31 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 28,9%. 8,8 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 2,8%. Bình quân một tháng có 16,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh của Tổng cục Thống kê 6.500 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và 5.300 doanh nghiệp ngành xây dựng cho thấy nhiều tín hiệu kém lạc quan.

Ở ngành xây dựng, hơn 37% doanh nghiệp nhận định hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Chỉ 25% nhận định thuận lợi.

Mỗi ngày hơn 500 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động - Ảnh 2.

Gần 1 nửa doanh nghiệp xây dựng tham gia khảo sát đề nghị được hỗ trợ vay vốn.

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II cho thấy, so với quý trước, 35,8% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn. Chỉ 27,5% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn. Tỷ lệ doanh nghiệp bị sụt giảm đơn đặt hàng, đơn hàng xuất khẩu đều trên 30%.

Tuy nhiên, dự kiến quý III số doanh nghiệp đánh giá xu hướng tốt lên có phần khả quan hơn, với tỷ lệ 35,8%.

Mỗi ngày hơn 500 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động - Ảnh 3.

Nửa đầu năm, lực lượng lao động có xu hướng tăng nhưng thị trường lao động, việc làm tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, chủ yếu do doanh nghiệp thiếu đơn hàng sản xuất. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động tăng so với quý trước; tình trạng lao động buộc nghỉ giãn việc, thôi việc, mất việc ở các doanh nghiệp vẫn tiếp diễn ở quý II năm 2023. Cụ thể, 940,7 nghìn người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động, 1,07 triệu người thất nghiệp.

Mỗi ngày hơn 500 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động - Ảnh 4.

Những nét chính của thị trường lao động, việc làm nửa đầu năm

Ngành dệt may, ngành chế biến gỗ và ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Số lao động ở các ngành này trong quý II năm 2023 đều giảm so với quý trước lần lượt là 142,5 nghìn người, 16,9 nghìn người và 30,2 nghìn người.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại