Tiết kiệm tiền là tuy đơn giản nhưng lại xa tầm với, dễ dàng nhưng không phải ai cũng đủ động lực để thực hiện. Mỗi tháng phải vật lộn với hàng tá hóa đơn nào tiền điện, tiền nước, xăng xe, ăn uống, học phí… cũng đủ để bạn căng não, chứ đừng nói đến việc tiết kiệm, có phải không?
Nhưng thôi, đừng đưa ra lý do, viện cớ nữa. Làm gì thì làm, bạn vẫn phải tiết kiệm, thực hiện ngay chứ đừng trì hoãn.
Nếu không thể đặt ra mục tiêu 1 tháng tiết kiệm được bao nhiêu tiền thì hãy chia nhỏ số tiền đó ra, bắt buộc bản thân phải bỏ ống heo. Nếu không bỏ ống heo, bạn có thể mở tài khoản tiết kiệm trực tuyến, cho phương pháp nộp tiền theo ngày, ngân hàng sẽ giúp bạn giữ tiền đấy.
Mỗi ngày bỏ heo chỉ 50.000 đồng thôi là mỗi tháng bạn đã có được 1.500.000 đồng rồi. Như vậy tính ra 1 năm, bạn tiết kiệm được đến hơn 18 triệu đồng đấy nhé, chính xác là 18.250.000 đồng.
Nghĩ đến 1.500.000 đồng/tháng thì có vẻ khó nhưng 50.000 đồng/ngày thì quá dễ phải không nào. Số tiền này dư dả để bạn có thể lo cho 1 năm học của con luôn đấy nhé.
Thế nên ngay từ hôm nay, hãy bỏ heo ngay 50.000 đồng, rủ rê chồng bạn cùng tham gia, như vậy là một năm sau gia đình bạn sẽ có hẳ 36.500.000 đồng tiền tiết kiệm đó.
Mỗi ngày 50.000 đồng và 1 năm, bạn tiết kiệm được đến hơn 18 triệu đồng đấy nhé (Ảnh: Internet)
À, mà để “công cuộc nuôi heo” hiệu quả hơn, bạn nên cất heo ở một nơi nào đó khó thấy để tránh việc “buồn buồn lôi heo ra thu hoạch”. Nhớ đặt đồng hồ, cài điện thoại để nhắc bạn đến giờ bỏ ống heo nhé.
Kết hợp với việc “cho heo ăn” 50.000 đồng/ngày, bạn cũng nên làm những việc này:
Dùng tiền có mục đích, kế hoạch
Mục đích của việc này là để bạn xác định rõ khoản tiền cần chi có cần thiết hay không, tránh tình trạng phung phí, tiêu tiền vô ích.
Hiểu rõ nhu cầu và mong muốn
Nếu lẫn lộn 2 khái niệm này, bạn sẽ dễ dàng dẫn đến “phá sản”. Nên chi tiêu cho những nhu cầu cơ bản của bạn thân, còn những thứ bạn mong muốn, chỉ nên vài ba tháng mới đáp ứng một lần. Nhưng khi đó, phải chú ý đến khả năng kinh tế của bản thân.
Hiểu rõ khả năng kinh tế của mình
Hiểu rõ khả năng kinh tế của mình sẽ giúp bạn chi tiêu trong hạn mức quy định, không “đứng núi này trông núi nọ”.
(Nguồn: Tổng hợp)