Mô phỏng cuộc sống trên sao Hoả tại NASA

KHÁNH LY(Nguồn: CNN)/ VTC News |

Nhiệm vụ mô phỏng mới nhất của NASA - CHAPEA sẽ cô lập bốn người trong một căn cứ giả ở Texas trong 378 ngày - khoảng thời gian phi hành gia ở lại trên sao Hoả.

Sau khi bước vào nhiệm vụ, các cá nhân sẽ tham gia vào các hoạt động mô phỏng và công việc khoa học, ăn uống như phi hành gia, xử lý các lỗi bảo trì và thiết bị, đồng thời trải qua bài kiểm tra tâm lý và sinh lý vất vả.

Quá trình mô phỏng sẽ bắt đầu vào tháng 6. Hai thử nghiệm tiếp theo được thực hiện với các nhóm người khác nhau trong cùng một điều kiện. Mô phỏng cuối cùng sẽ bắt đầu vào năm 2026.

Mô phỏng cuộc sống trên sao Hoả tại NASA - Ảnh 1.

Khu vực sử dụng cho các tàu vũ trụ mô phỏng. (Ảnh: Bill Stafford/NASA)

Scott M. Smith, nghiên cứu viên của CHAPEA cho biết NASA đã xây dựng một kịch bản sứ mệnh trên bề mặt sao Hỏa có độ chính xác cao. Những người tham gia sẽ trải qua khoảng thời gian trì hoãn khi giao tiếp trong không gian là 22 phút, giống như các phi hành gia trên sao Hỏa. Các âm thanh không gian trên sao Hoả sẽ được phát qua loa xung quanh căn cứ, đảm bảo người tham gia không thể nghe thấy âm thanh bên ngoài.

Bố cục của căn cứ có khu vực làm việc, khu vực sinh hoạt và nhà bếp, phòng ngủ riêng, phòng tắm, khu vực y tế, trung tâm liên lạc, phòng tập thể dục, cửa gió và khu vực “bên ngoài” mô phỏng bề mặt sao Hỏa.

Mô phỏng cuộc sống trên sao Hoả tại NASA - Ảnh 2.

Nhà bếp và khu nhà ở cho phi hành đoàn của Chapea. Bốn người tham gia sẽ dành 378 ngày bên trong căn cứ rộng 157.94 mét vuông. (Ảnh: Bill Stafford/NASA)

Trong hơn 12 tháng, không gian rộng gần 160 m2 này sẽ là nơi sinh hoạt và nghiên cứu của tất cả các phi hành đoàn dự án CHAPEA và các kỹ sư, nhà khoa học.

Hiện tại có bốn “rủi ro nghiêm trọng” trong các nhiệm vụ trên sao Hoả, ông Smith chia sẻ: “bức xạ, SANS (Hội chứng mắt thần kinh liên quan đến chuyến bay vũ trụ, sưng nhãn cầu ảnh hưởng đến phần lớn các phi hành gia trong thời gian dài ở trạng thái vi trọng lực), hành vi và hiệu suất của phi hành đoàn, thức ăn và dinh dưỡng”.

Mô phỏng cuộc sống trên sao Hoả tại NASA - Ảnh 3.

Bảng quảng cáo tại Trung tâm vũ trụ Johnson ở Houston, Texas, trong quá trình xây dựng căn cứ Chapea năm 2021. (Ảnh: ICON)

Mặc dù thiết bị mô phỏng sẽ không thể kiểm tra tác động của bức xạ và sự giảm trọng lực (trên sao Hỏa bằng khoảng 38% so với trên Trái Đất), nhưng mục tiêu chính của CHAPEA trong thử nghiệm là đánh giá sức khỏe và hiệu suất của con người. Một phần lớn trong số đó là kiểm tra tác động của chế độ ăn kiêng trên sao Hỏa trong một thời gian dài.

Thời gian hành trình đến sao Hỏa ước tính mất từ ​​​​6-9 tháng. Một thiết bị có người lái sẽ vận chuyển thực phẩm đến sao Hoả trước con người, đồng nghĩa là nó sẽ cần thời hạn sử dụng lâu dài. Smith giải thích: “Thức ăn được vận chuyển đến có hạn sử dụng khoảng 5 năm. Việc chất đầy tủ thực phẩm giúp duy trì cuộc sống trong 5 năm tới là một thách thức”.

Bên trong không gian mô phỏng, phi hành đoàn sẽ ăn theo khẩu phần tương tự như trên ISS, mặc dù không có cơ hội chọn tỷ lệ phần trăm trong thực đơn của họ, giống như các phi hành gia hiện tại. Smith cho biết thêm, những người tham gia cũng sẽ trồng rau bằng hệ thống thủy canh – cả về mặt tăng cường tâm lý và dinh dưỡng.

Mô phỏng cuộc sống trên sao Hoả tại NASA - Ảnh 4.

Thiết bị phòng thí nghiệm bên trong môi trường sống CHAPEA. Phi hành đoàn sẽ tiến hành công việc

Phi hành đoàn sẽ được xét nghiệm máu, nước tiểu, nước bọt và phân, theo dõi hành vi của họ và đo hiệu suất thể chất. Khối lượng và thành phần cơ thể, tình trạng dinh dưỡng, chức năng hệ thống miễn dịch, nhận thức và hệ vi sinh vật của họ đều sẽ được đánh giá. “Về cơ bản, chúng tôi đang xem xét tất cả các yếu tố sinh lý học”, Smith nói.

Ông cho biết thêm: "Tình nguyện viên cần phải có sự cống hiến nhất định để sẵn sàng dành một năm tham gia thử nghiệm. Không phải ai cũng phù hợp với nhiệm vụ này”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại