Miệng giếng Trân phi trong Cố cung rất nhỏ, làm sao Từ Hi có thể khiến vị phi tần này "chui lọt" xuống giếng sâu?

Trung Hạ |

Làm sao Trân phi có thể “chui lọt” vào cái giếng năm xưa? Câu trả lời rất đơn giản!

Lịch sử nhà Thanh từng xuất hiện một phi tần vô cùng đáng thương, người này được Hoàng đế Quang Tự sủng ái, nhưng Từ Hi lại ghét cay ghét đắng, cuối cùng đã bị Thái hậu sai người ném xuống giếng.

Hiện tại, cái giếng gắn liền với câu chuyện của vị phi tử nổi tiếng này gọi là giếng Trân phi, được rào chắn cẩn thận, trở thành một phần lịch sử trong Cố cung thu hút du khách đến tham quan.

Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra nghi ngờ, giếng Trân phi trong Cố cung có miệng rất nhỏ, thậm chí đầu người còn chui không lọt. Vậy làm sao khi xưa Từ Hi có thể khiến Trân phi vùi mình dưới giếng sâu này? Hay câu chuyện giếng Trân phi trong Tử Cấm Thành hoàn toàn là bịa đặt?

Miệng giếng Trân phi trong Cố cung rất nhỏ, làm sao Từ Hi có thể khiến vị phi tần này chui lọt xuống giếng sâu? - Ảnh 1.

Trân phi

Miệng giếng Trân phi trong Cố cung rất nhỏ, làm sao Từ Hi có thể khiến vị phi tần này chui lọt xuống giếng sâu? - Ảnh 2.

Hình ảnh phục dựng dựa theo câu chuyện "Giếng Trân phi" nổi tiếng

Theo nhiều tư liệu lịch sử ghi lại, Từ Hi đã bất mãn với Trân phi từ lâu, khi đó Thái hậu muốn thâu tóm toàn bộ quyền lực trong tay nên đã bắt ép Hoàng đế Quang Tự lập cháu gái của mình làm hậu - Long Dụ hoàng hậu.

Quang Tự đương nhiên không có tình cảm với vị hoàng hậu này, thậm chí còn ghét bỏ không thèm ngó ngàng đến. Ông chuyên tâm sủng ái Trân phi do mình chọn trong kỳ tuyển tú. Tính tình Trân phi hoạt bát, lanh lợi, còn xinh đẹp như hoa như ngọc nên Hoàng đế rất yêu thích.

Vào thời điểm đó, Hoàng đế Quang Tự đã bắt đầu chống lại Từ Hi Thái hậu bằng nhiều cách khác nhau. Trân phi đã ủng hộ Quang Tự, khuyến khích Hoàng đế thực hiện cải cách làm lung lay quyền lực của Từ Hi, điều này khiến Thái hậu cực kỳ không vừa mắt.

Thái hậu vốn đã muốn ra tay chia cắt đôi uyên ương này, nhưng không tìm được thời cơ thích hợp. Về sau, trong cơn hoảng loạn bởi đợt tiến công của liên quân tám nước chiếm đóng Bắc Kinh, Từ Hi mới mượn cơ hội này để trừ khử cái gai trong mắt.

Vậy làm sao Trân phi có thể “chui lọt” vào cái giếng năm xưa? Câu trả lời rất đơn giản!

Miệng giếng Trân phi trong Cố cung rất nhỏ, làm sao Từ Hi có thể khiến vị phi tần này chui lọt xuống giếng sâu? - Ảnh 4.

Giếng Trân phi trong Cố cung được rào chắn cho khách tham quan

Miệng giếng lúc bấy giờ tương đối lớn, Trân phi quả thực đã rơi xuống đó và chết đuối. Giếng Trân phi hiện tại trong Cố cung mà du khách nhìn thấy đã được sửa đổi và “tân trang” khác xưa.

Vốn dĩ tất cả các giếng trong Cố cung đều có miệng khá lớn, không cẩn thận có thể ngã vào, sở dĩ thiết kế như vậy chủ yếu là để thuận tiện cho các cung nữ lấy nước.

Ngày nay người ta thấy giếng Trân phi bị “thu nhỏ” vì phần miệng đã được tu sửa và thiết kế lại. Mục đích đầu tiên là để tránh trường hợp người rơi xuống giếng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Mặc dù xung quanh giếng đã được rào chắn cẩn thận và đề bảng nhắc nhở, nhưng “chuẩn bị kỹ càng cũng không bao giờ là thừa”.

Hơn nữa, vì cái giếng này liên đến một vụ án mạng của vị phi tần trong lịch sử, nếu không tân trang mà vẫn để hình dạng xưa cũ thì ít nhiều cũng khiến người khác liên tưởng đến điều không hay.

Miệng giếng Trân phi trong Cố cung rất nhỏ, làm sao Từ Hi có thể khiến vị phi tần này chui lọt xuống giếng sâu? - Ảnh 5.
Miệng giếng Trân phi trong Cố cung rất nhỏ, làm sao Từ Hi có thể khiến vị phi tần này chui lọt xuống giếng sâu? - Ảnh 6.
Miệng giếng Trân phi trong Cố cung rất nhỏ, làm sao Từ Hi có thể khiến vị phi tần này chui lọt xuống giếng sâu? - Ảnh 7.

Những cái giếng khác trong Cố cung cũng được thu nhỏ phần miệng để tránh trường hợp không hay xảy ra

Nhiều người có thể nói rằng sửa đổi một di vật lịch sử là việc không nên, nên giữ nguyên hoặc niêm phong khu vực ấy để bảo quản. Tuy nhiên mọi chuyện không hề đơn giản như vậy. Giếng Trân phi nằm trên lối đi lát gạch phía ngoài một tẩm cung, nếu niêm phong thì chắc chắn ảnh hưởng đến lộ trình tham quan của du khách.

Hơn nữa, việc mở cửa để hậu thế chiêm ngưỡng và tìm hiểu lịch sử là chuyện đúng đắn, nên thay đổi tân trang một phần cũng không phải là vấn đề đáng lưu tâm.

Nguồn: Sohu


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại