Nội dung chính:
Cầu Mỹ Thuận 2 bắc qua sông Tiền, kết nối hai tỉnh miền Tây là Vĩnh Long và Tiền Giang, giảm tải áp lực giao thông cho cầu Mỹ Thuận hiện hữu.
Cầu Mỹ Thuận 2 đang được hoàn thiện những công đoạn cuối cùng, dự kiến đưa vào sử dụng cuối năm nay.
Cầu Mỹ Thuận 2 là cây cầu dây văng thứ 2 ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long do người Việt Nam thiết kế và thi công.
Dự án đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu là một trong 12 dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 do Ban Quản lý dự án 7 (Bộ Giao thông vận tải) làm chủ đầu tư. Dự án được khởi công ngày 16/3/2020, sẽ đưa vào khai thác sử dụng vào cuối năm 2023.
Cầu Mỹ Thuận 2 nằm trên trục đường cao tốc từ TPHCM đi Cần Thơ, kết nối hai tuyến cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận và Mỹ Thuận-Cần Thơ, nối liền hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang, là trục đường huyết mạch, có lưu lượng giao thông lớn bậc nhất trong các trục quốc lộ chính trong khu vực.
Công trình thi công cầu Mỹ Thuận 2 (phải) là hạng mục quan trọng nhất của dự án với vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng.
Công trình này bắc qua sông Tiền, tổng chiều dài 6,61km, cách cầu Mỹ Thuận hiện hữu 350m về phía thượng lưu.
Cầu Mỹ Thuận 2 khởi công vào tháng 3/2020, là một trong những dự án trọng điểm của quốc gia. Đại diện chủ đầu tư cho biết, dự án đã hoàn thành hơn 94% khối lượng, trong đó hạng mục đường dẫn cầu đã về đích 100%.
Cầu Mỹ Thuận 2 là cây cầu dây văng thứ 2 ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long do người Việt Nam thiết kế và thi công.
Cầu giúp tăng năng lực giao thông qua sông Tiền, giảm tải cho cầu Mỹ Thuận hiện hữu, gỡ nút thắt ùn tắc vào các dịp lễ, Tết trên quốc lộ 1.
Ông Lê Quốc Dũng, Phó giám đốc phụ trách Ban Quản lý dự án 7 cho biết, đơn vị thi công đang tập trung hoàn thiện các hạng mục như: lắp lan can, thảm mặt cầu, hệ thống an toàn giao thông... để khai thác công trình vào cuối năm 2023.
Công ty cổ phần Trung Nam E&C (nhà thầu thi công), cầu Mỹ Thuận 2 có hai trụ tháp chính (T15 và T16) với chiều cao phần nổi của trụ hơn 125m và phần chân trụ chìm là 28m.
Nhịp chính cầu Mỹ Thuận 2 với kết cấu dây văng khẩu độ 350 m, tĩnh không thông thuyền (tính từ mực nước cao nhất đến gầm cầu) là 37,5 m.
4,3 km đường dẫn cầu Mỹ Thuận 2 phía Tiền Giang đã được trải nhựa, lắp dặt dải phân cách, kẻ tim đường…
Các đoạn đường gom, dân sinh phía dưới chân cầu Mỹ Thuận 2 cũng đã được rải đá chờ thảm nhựa, hàng rào ngăn cách với tuyến cao tốc cũng được lắp đặt.
Bên bờ Vĩnh Long, 0,4 km đường dẫn cũng được thi công xong. Hạng mục này trước mắt được đầu tư cao tốc 4 làn xe, tốc độ thiết kế tối đa 100 km/h; giai đoạn sau sẽ xây dựng 6 làn xe…
Trong khi đó, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ đã hoàn thành hơn 75%; các nhà thầu đã thảm nhựa phần lớn dự án. Trong ảnh là nút giao với cao tốc Mỹ Thuận - Trung Lương đã được thảm nhựa toàn bộ vào thời điểm đầu tháng 11/2023.
Công trình có chiều dài 23 km, đi qua tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp do Ban quản lý Mỹ Thuận (Bộ Giao thông Vận tải), làm chủ đầu tư.
Dự án được khởi công đầu năm 2021, tổng vốn đầu tư hơn 4.800 tỷ đồng, điểm đầu nối với cầu Mỹ Thuận 2, điểm cuối tại cầu Chà Và, tỉnh Vĩnh Long.
Giai đoạn một của dự án quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m, bề rộng cầu 17,5 m, vận tốc 80 km/h.
Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ là khớp nối quan trọng cuối cùng của tuyến đường bộ cao tốc hơn 120 km từ TP HCM đi Cần Thơ.
Công trình khi được khai thác sẽ giảm áp lực lớn cho quốc lộ 1, rút ngắn hơn 50 km từ TP HCM đến thủ phủ miền Tây, thời gian chỉ còn 2 giờ, thay vì gần 4 giờ như hiện nay.