Mẹ gửi con gái: Không có kinh tế, hôn nhân chỉ như miếng đậu phụ, không chịu được bất kỳ thử thách nào

HUYỀN TRANG |

Con từ nhỏ ở nhà đã luôn được xem là công chúa, muốn gió đón gió, muốn mưa đón mưa. Còn bên kia không có nhà, không có xe, không có tiền tiết kiệm.

“Mẹ! Đây không phải là việc của mẹ, đám cưới của con là do con quyết định”.

Nói xong những lời này, cô con gái đóng sầm cửa và rời đi, để mẹ ở lại một mình trong phòng. Nguyên nhân cho sự bất hòa này đến từ chuyện yêu đương của cô gái.

Đôi trẻ gặp nhau khi học đại học, cô gái cũng dẫn bạn trai về ra mắt gia đình. Cậu ta khá điển trai, khéo miệng và dễ khiến người khác xiêu lòng nhưng gia cảnh không được tốt lắm. Dù không phải là kiểu người hợm hĩnh hay ép con phải lấy chồng giàu, người mẹ vẫn có những điều lấn cấn trong lòng.

Khoảng 1 tháng trước, cô con gái được bạn trai cầu hôn. Thấy con quá đắm chìm vào tình yêu này, người mẹ đã mời anh chàng về nhà thêm một lần nữa. Tại đây, người mẹ đưa ra yêu cầu cho chàng trai, nếu anh ta muốn lấy cô gái thì phải chồng đủ 100 triệu đồng làm sính lễ. Người mẹ cho rằng ở thời đại ngày nay, 100 triệu thực sự không nhiều.

Lúc bạn trai ra về, cô gái đã chạy vào phòng mẹ và nói những lời kể trên. Cô gái cho biết mình muốn lấy anh chàng kia bằng mọi giá, kể cả khi đó là một cuộc hôn nhân không có đám cưới, chỉ đăng ký kết hôn.

Mẹ gửi con gái: Không có kinh tế, hôn nhân chỉ như miếng đậu phụ, không chịu được bất kỳ thử thách nào  - Ảnh 1.

Sau khi con gái giận dỗi bỏ đi, người mẹ lấy điện thoại và gửi những dòng tin nhắn rất dài cho con gái mình:

“Con gái à, hôn nhân là một giao dịch công bằng.

Con từ nhỏ ở nhà đã luôn được xem là công chúa, muốn gió đón gió, muốn mưa đón mưa. Còn bên kia không có nhà, không có xe, không có tiền tiết kiệm. Trong tương lai con sẽ đi du lịch bằng xe đạp sao? Mùa đông lạnh như vậy, con có chịu được không? Có thực sự công bằng khi con kết hôn cùng cậu ấy?

Tất nhiên con có thể từ bỏ cuộc sống đầy đủ của mình. Nhưng tất cả những gì cậu ta đền đáp chỉ là một vài lời ngọt ngào. Sau vài năm chung sống, khi tình yêu không còn nữa, con có chắc là mình sẽ chịu đựng không? Tạm gác chuyện tương lai sang một bên, bởi bây giờ con có thể nói rằng mình sẽ cùng cậu ta chinh phục cả thế giới, chỉ cần cả 2 cùng nhau.

Con biết không, tình yêu phải là cho đi, không chỉ có nhận lại.

Khi ở bên cậu ta, con đã bao giờ nghĩ đến chuyện giữa 2 người, ai cho nhiều hơn và ai nhận nhiều hơn chưa? Cậu ấy muốn cưới con, con sẽ trao cả tuổi thanh xuân, thậm chí cả cuộc đời mình. Vậy bên kia bù đắp cho con những gì? 100 triệu đồng chỉ là con số tối thiểu, lúc này cậu ta từ chối và đề nghị chia tay thì tình yêu của cậu ấy dành cho con từ đầu đến cuối chỉ là lời chót lưỡi đầu môi. Khi tình yêu gặp vấn đề, nó sẽ bị anh ta dẫm lên mà bước qua không do dự. Một tình yêu mà mới chỉ có thử thách tiền đính ước đã không chịu nổi thì làm sao nói đến hạnh phúc cả đời?

Mẹ gửi con gái: Không có kinh tế, hôn nhân chỉ như miếng đậu phụ, không chịu được bất kỳ thử thách nào  - Ảnh 2.

Con gái à, hôn nhân không phải của hai người mà là còn là mối quan hệ của hai gia đình.

Khi yêu, hai người ở cạnh nhau, chỉ cần vui là đủ. Khi kết hôn, con về làm dâu nhà người ta, vấn đề đầu tiên gặp phải chính là mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu.

Liệu những người sống ở hai môi trường khác nhau có thể hiểu cho nhau mà không chút rào cản? Con có chấp nhận được khả năng kinh tế của đối phương không? Và đối phương có chấp nhận được chuyện chi tiêu của con không? Người ta nói giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời, đối phương có thể chấp nhận tính cách của con không?

Nếu con không xem xét những điều này thì cuộc hôn nhân này chỉ được coi là một trò chơi. Có điều trò chơi này không có chức năng thiết lập lại. Mẹ hy vọng con sẽ suy nghĩ một cách cẩn thận.

Kinh tế là trụ cột quan trọng trong một gia đình. Không có kinh tế thì hôn nhân của con chỉ là một miếng đậu phụ, không thể chịu đựng được bất kỳ thử thách nào.

Thế giới của con và thế giới của cậu ấy rất khác nhau. Ai có thể từ bỏ thế giới của mình, bước vào thế giới của người khác và ở đó suốt phần đời còn lại? Trong mối quan hệ, khi một người bắt đầu phải bao dung tức là hai người đã có sự hy sinh không đồng đều, muốn chung sống thì người cho đi nhiều hơn sẽ phải bao dung đối phương cả đời. Khi hạnh phúc không còn, cuộc hôn nhân là bất hạnh.

Bố mẹ đã trải qua thử thách trong hôn nhân và không có gì sai nếu con lắng nghe bố mẹ nhiều hơn. Trên đời này, sẽ không có ai yêu thương con hơn bố mẹ! Yêu con”.

(Nguồn: 163)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại