Mẹ đơn thân ở tuổi 20, mới học hết cấp 3, trở thành nữ CEO đầu tiên của ngành bán dẫn: Bị chồng bỏ chưa phải là hết, mất ý chí sống sót mới là thua cuộc

Băng Băng |

Bị gã chồng ‘dân chơi’ bỏ mặc cùng đứa con 18 tháng tuổi, không tiền bạc hay bằng cấp, người mẹ đơn thân 20 tuổi đã sống sót và thành nữ CEO kiếm về hàng tỷ USD như thế nào?

Không xu dính túi

"Khi người chồng ‘dân chơi’ bỏ tôi và đứa con 18 tháng tuổi ở khu ổ chuột với không xu dính túi, tôi lúc đó chẳng có việc làm cũng như chẳng biết mình và con sẽ sống sót ra sao", bà Christine King nhớ lại.

Người phụ nữ bị chồng bỏ ở tuổi 20 này chỉ tốt nghiệp cấp 3 nên không có nhiều lựa chọn việc làm. Thậm chí vào thời kỳ đó, chẳng có mấy doanh nghiệp muốn nhận bà King vì một người mẹ đơn thân sẽ phải xin nghỉ phép nhiều lần để còn chăm đứa con nhỏ tuổi.

"Tôi nhận ra tình hình tuyệt vọng của mình tệ đến cỡ nào và phải nhanh chóng thích nghi tìm đường sống sót cho bản thân và con mình", bà King cho biết.

Mẹ đơn thân ở tuổi 20, mới học hết cấp 3, trở thành nữ CEO đầu tiên của ngành bán dẫn: Bị chồng bỏ chưa phải là hết, mất ý chí sống sót mới là thua cuộc- Ảnh 1.

Christine King thời trẻ

Dù phải sống trong khu ổ chuột và phụ thuộc vào trợ cấp xã hội nhưng bà King không muốn mình và đứa con phải có cuộc đời tệ hại như vậy mãi mãi. Người mẹ đơn thân này hiểu được rằng để có thể vươn lên thì bản thân cần bằng cấp và kiến thức, điều mà bà King đã bỏ lỡ trong suốt thời gian bên gã chồng dân chơi.

"Tôi tốt nghiệp cấp 3 và có con ngay khi 18 tuổi, bởi vậy tôi không có cơ hội học đại học. Thế nhưng tôi đã thuyết phục người sếp khi đang làm nhân viên bán hàng để thu xếp thời gian cho tôi đi học thêm đại học tại chức", bà King cho hay.

Ban đầu người phụ nữ này học chuyên ngành sư phạm để làm giáo viên, vốn là một nghề mà nhiều nữ giới lựa chọn. Thế nhưng sang năm học thứ 2, bà King bất ngờ chuyển sang học chuyên ngành kỹ sư để tạo ưu thế khác biệt vì hiểu rằng ngay cả với nghề giáo viên, một bà mẹ đơn thân cũng không có nhiều cơ hội.

Nhờ quyết định sáng suốt này mà từ một nhân viên bán hàng, bà King được nhận vào làm tại IBM, tập đoàn công nghệ lớn thời kỳ đó.

Ngay cả như vậy, người mẹ đơn thân vẫn đi học thêm nhiều khóa học nữa để tích lũy kinh nghiệm, kiến thức cũng như vươn lên trong một tập thể đa phần là nam giới.

"Tôi dành 40 năm tuổi đời để làm trong một ngành đa phần là nam giới", bà King thừa nhận.

Sự chuyên nghiệp và cố gắng của King đã góp phần phát triển mảng kinh doanh trị giá 1,5 tỷ USD cho IBM. Thế nhưng theo người phụ nữ này, việc vươn lên trong một tập thể mà nam giới làm chủ là chẳng hề dễ dàng.

"Tôi góp phần tạo nên mảng kinh doanh tỷ USD cho công ty nhưng nó lại được trao cho một gã sếp chẳng biết gì về ngành này, được bổ nhiệm chỉ vì quan hệ", bà King bức xúc.

Mẹ đơn thân ở tuổi 20, mới học hết cấp 3, trở thành nữ CEO đầu tiên của ngành bán dẫn: Bị chồng bỏ chưa phải là hết, mất ý chí sống sót mới là thua cuộc- Ảnh 2.

Mẹ đơn thân ở tuổi 20, mới học hết cấp 3, trở thành nữ CEO đầu tiên của ngành bán dẫn: Bị chồng bỏ chưa phải là hết, mất ý chí sống sót mới là thua cuộc- Ảnh 3.

Mẹ đơn thân ở tuổi 20, mới học hết cấp 3, trở thành nữ CEO đầu tiên của ngành bán dẫn: Bị chồng bỏ chưa phải là hết, mất ý chí sống sót mới là thua cuộc- Ảnh 4.

Bà Christine King

Người thành công thì không rảnh rỗi

Trái với những hình ảnh sang chảnh về phụ nữ thành công tràn ngập trên mạng xã hội hiện nay, bà King cho biết phái yếu sẽ phải làm việc vất vả hơn nam giới rất nhiều để có thể nhận được sự tôn trọng và ghi nhận từ doanh nghiệp.

"Kể cả khi có cơ hội thăng tiến thì bạn càng leo cao, khó khăn càng lớn. Ngay cả khi tôi đã ngồi trong ban quản trị thì con đường tôi đi vẫn khá khó khăn", bà King thừa nhận.

Mặc dù vậy, sự nỗ lực của bà King đã giúp người mẹ đơn thân này cuối cùng cũng trở thành CEO mảng chip bán dẫn của IBM, qua đó trở thành nữ CEO đầu tiên trong ngành này. Với quyền quản lý 12.000 nhân viên, bà King đã trở thành một biểu tượng của nữ giới trong IBM khi phấn đấu 25 năm để đi đến thành công.

Tiếp đó, bà King trở thành CEO của AMI Semiconductor trước khi được ON Semiconductor mua lại vào năm 2008, rồi chuyển qua làm giám đốc cho Standard Microsystems và QLogic Corporation.

Thậm chí người mẹ đơn thân này còn sáng lập nên Expedition Electronics, một startup công nghệ chuyên về đổi mới sáng tạo.

Mẹ đơn thân ở tuổi 20, mới học hết cấp 3, trở thành nữ CEO đầu tiên của ngành bán dẫn: Bị chồng bỏ chưa phải là hết, mất ý chí sống sót mới là thua cuộc- Ảnh 6.

Bà Christine King

"Bạn không cần phải đỗ trường nổi tiếng hay có nhiều quan hệ xã hội để thăng tiến. Chỉ cần chăm chỉ và tập trung vào mục tiêu mình làm rồi thành công sẽ đến, kể cả trong một ngành toàn đàn ông", bà King chia sẻ.

Theo người mẹ đơn thân này, trong khi các đồng nghiệp nam coi thường bản thân thì bà King chẳng mấy quan tâm mà chỉ tập trung vào chuyên môn và khách hàng. Nhờ đó khi thành công thực sự đến, IBM không thể không ghi nhận công lao cũng như thực tế là họ "cần" người phụ nữ này hơn là ngược lại.

"Hãy nhớ rằng khách hàng không quan tâm bạn tốt nghiệp trường nào, là nam hay nữ mà họ chỉ chú ý đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như lợi ích mà bạn mang lại. Khi bạn đem về doanh thu cho công ty thì mọi lời bàn tán đều chỉ là thứ yếu", bà King chia sẻ

Sức mạnh từ khách hàng là bí quyết mà người mẹ đơn thân muốn chia sẻ đến nữ giới khi xây dựng sự nghiệp. Tuy nhiên theo bà King, nữ giới cũng cần linh hoạt để thích ứng cho các môi trường khác nhau do đàn ông vẫn chiếm thế thượng phong trên thị trường lao động.

"Nếu không thể đi thẳng qua thì hãy đi đường vòng. Việc một gã sếp chẳng biết gì được bổ nhiệm cho mảng kinh doanh do tôi dựng lên tại IBM chỉ vì có quan hệ khiến tôi nhận ra mình chẳng thể tiến xa tại bộ phận này được. Thế là tôi xin chuyển sang bộ phận khác, đàm phán về lợi ích mình có thể mang lại với điều kiện được trở thành lãnh đạo dự án", bà King nhớ lại.

Mẹ đơn thân ở tuổi 20, mới học hết cấp 3, trở thành nữ CEO đầu tiên của ngành bán dẫn: Bị chồng bỏ chưa phải là hết, mất ý chí sống sót mới là thua cuộc- Ảnh 7.

Mẹ đơn thân lập nghiệp không hề dễ dàng và thoải mái như nhiều người nghĩ

Theo bà King, một người phụ nữ thành công tầm thường sẽ dựa dẫm vào hoàn cảnh và ngoại cảnh đem lại như xuất thân, mối quan hệ hay những thứ giúp họ có điểm xuất phát cao. Trái lại, một nữ doanh nhân thành đạt thực sự sẽ không bị lệ thuộc vào ngoại cảnh bởi họ hiểu rằng thành công hay không nằm ở chính bản thân.

"Việc tìm kiếm những cơ hội hay cách xoay sở tình thế, hiểu được sức mạnh thực sự nằm ở khách hàng, chấp nhận thay đổi môi trường, những người phụ nữ thành đạt thực sự có thể vươn mình thành công", bà King nhận định.

*Nguồn: Fortune

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại