Đã hai tháng nay, Việt Nam không có ca dương tính Covid-19 mới, McKinsey nhận định: Việt Nam là một trong số 11 nền kinh tế vượt trội trong số các thị trường mới nổi, và là một trong những nước đầu tiên mở lại hoàn toàn nền kinh tế trong nước. Vậy, ba lĩnh vực quan trọng là bán lẻ, du lịch và sản xuất đã ứng phó ra sao?
Mặc dù ai cũng phải thừa nhận, mối đe dọa của việc dịch quay trở lại là rất khủng khiếp, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng chuyển trọng tâm sang phục hồi kinh tế.
Việt Nam đã có những dấu hiệu tích cực của việc hồi sinh, nhưng vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch.
Tăng trưởng GDP trong quý đầu tiên ở mức thấp nhất kể từ năm 2010, mặc dù nó vẫn dương 3,8%. Trong bối cảnh xuất khẩu và du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiêu dùng trong nước đã (và dự kiến sẽ tiếp tục) trở nên rất quan trọng.
Với tầng lớp trung lưu đang mở rộng nhanh và thu nhập khả dụng tăng đều đặn, chi tiêu trong nước từ lâu đã trở thành động lực tăng trưởng chính của Việt Nam, chiếm tới 68% GDP.
Với Covid-19, 67% người Việt Nam vẫn cho biết thu nhập của họ đã giảm, và 55% cho biết họ đã cắt giảm chi tiêu, theo một cuộc khảo sát của McKinsey được thực hiện vào tháng 4/2020
Quá trình giãn cách xã hội của Việt Nam chỉ kéo dài 22 ngày, ngắn hơn đáng kể so với nhiều quốc gia khác, giảm bớt áp lực đối với ngành bán lẻ.
Gói kích thích trị giá 27 nghìn tỷ VND được công bố vào tháng 3, nhằm hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ, cũng giúp kích cầu.
Song, phân tích kỹ hơn, có thể thấy tình hình bán lẻ được cải thiện chủ yếu nhờ cầu kéo đối với các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, chiếm 42% GDP quốc gia, cao hơn nhiều so với 26% chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ không thiết yếu. Cắt giảm chi tiêu chủ yếu thể hiện ở các khoản không thiết yếu.
Link bài gốcLấy linkhttp://ttvn.toquoc.vn/mckinsey-viet-nam-co-the-tan-dung-covid-19-nhu-the-nao-trong-viec-tro-thanh-quoc-gia-co-thu-nhap-trung-binh-4202047142928899.htm