Khi đi máy bay, hành khách rất có thể sẽ gặp những ngày thời tiết xấu, thậm chí là mưa bão, sấm sét. Lúc này, ngoài việc có thể bị hoãn chuyến trong vài giờ thì vẫn có những trường hợp thời tiết không tốt nhưng chuyến bay vẫn được khởi hành.
Vậy nếu chẳng may máy bay bị sét đánh trúng thì điều gì sẽ xảy ra?
Sẽ ra sao nếu máy bay bị sét đánh trúng ngay trên bầu trời?
Thực tế cho thấy, sét đánh là hiện tượng thiên nhiên khó tránh khỏi, đặc biệt khi máy bay bay qua những khu vực có thời tiết không thuận lợi. Sét là hiện tượng phóng điện tự nhiên với hiệu điện thế cực lớn, có thể gây hại cho sinh vật và thiết bị điện tử.
Nhưng ngành hàng không dân dụng vẫn không ngừng phát triển mạnh mẽ, với hàng nghìn máy bay và hàng tỷ lượt hành khách mỗi năm, điều này chứng tỏ việc máy bay bị sét đánh không phải là hiếm. Đáng chú ý, máy bay lớn có nguy cơ bị sét đánh nhiều hơn so với máy bay nhỏ do khả năng di chuyển linh hoạt hạn chế. Sét thường đánh vào máy bay khi bay qua những đám mây tích điện cao từ 2-5 km và có thể tạo ra thời tiết xấu như gió giật, mưa đá.
Sự thật về tác động của sét đến máy bay đã dần được làm sáng tỏ qua nhiều thập kỷ. Từ việc người ta từng tin rằng sét không thể làm rơi máy bay cho đến việc nhận ra sét đánh có thể là nguyên nhân gây ra tai nạn hàng không, mặc dù hiếm khi xảy ra đến mức nghiêm trọng như vậy.
Các sự kiện lịch sử như vụ tai nạn thương tâm của máy bay Boeing 707 năm 1967 và vụ tai nạn của máy bay Fairchlid Swearingen Metro năm 1988 ở Đức đã chỉ ra rằng sét đánh có thể dẫn đến kết quả tồi tệ. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của công nghệ hàng không hiện đại, từ thiết kế, luyện kim, đến chế tạo vật liệu mới và thiết bị phi hành, sét đánh đã trở thành mối lo ngại ít nghiêm trọng hơn.
Lý do máy bay không sợ sấm sét
Có 2 yếu tố được cải tiến trên các máy bay dân dụng để chống lại sấm sét là cấu trúc vỏ bằng sợi carbon (composite carbon) khó dẫn điện thay vì hợp kim nhôm như máy bay thế hệ cũ. Thiết kế này giúp các máy bay hiện nay được như một lồng Faraday, cấu trúc dẫn điện có khả năng bảo vệ bên trong khỏi sự xâm nhập của điện trường bên ngoài. Các bộ phận quan trọng như hệ thống điện và nhiên liệu đều được chống sét kỹ lưỡng để đối phó với nhiệt độ và dòng điện cực lớn của tia sét.
Ngoài ra, tất cả các máy bay thương mại đều sẽ tích hợp thiết bị chống sét, đặc biệt là tại các bộ phận quan trọng khi chúng hoạt động. Nhờ hệ thống này, khi tia sét đánh vào chiếc máy bay đang ở trên bầu trời, mục tiêu của nó sẽ bị hút về một đầu cực, nằm ở mũi hoặc đầu cánh, rồi thoát ra từ một bộ phận khác, chẳng hạn như đuôi. Điều này giảm thiểu nguy cơ hư hại nội thất máy bay và đảm bảo an toàn cho hành khách bên trong.
Do đó, dù máy bay bị đánh trúng khi đang di chuyển trên bầu trời thì hành khách có thể chỉ nhận thấy ánh sáng lóe lên và nghe được âm thanh sét đánh. Các phi công cũng có thể ghi nhận những nhiễu sóng nhất thời trên thiết bị, nhưng đây không phải là điều gì quá nghiêm trọng hay đe dọa đến an toàn của chuyến bay.
Tỉ lệ máy bay bị sét đánh trúng là bao nhiêu?
Theo thống kê, số lượng sự cố do sét đánh trúng máy bay là rất nhỏ so với tổng số chuyến bay hàng năm. Trong năm 2021 thì chỉ có 11 sự cố xảy ra do sét đánh trúng máy bay dẫn tới việc phải kiểm tra, hoặc bảo trì hệ thống theo số liệu thống kê từ Av Herald. Đây là con số rất nhỏ so với hơn 304 triệu chuyến bay thương mại được trang FlightRadar24 theo dõi trong cùng năm đó.
Tuy nhiên, khác với việc máy bay không sợ sét khi đang trên bầu trời thì khi đã tiếp đất có nguy hiểm, đặc biệt là đối với những nhân viên làm việc xung quanh máy bay. Những sự cố như vụ tai nạn tại sân bay Nội Bài năm 2020 khiến một nhân viên kỹ thuật tử vong hay vụ sét đánh trúng chiếc A321 của Vietnam Airlines khiến 2 nhân viên bị choáng, nhập viện là minh chứng rõ ràng.