Ngày 9/5, chiếc máy bay siêu khủng Airbus A300-600ST mang số hiệu 4Y8007 lần đầu ghé sân bay quốc tế Đà Nẵng, thu hút sự quan tâm đặc biệt trên mạng xã hội. (Ảnh: L.H.S)
Đây là chiếc Airbus A300-600ST xuất phát từ sân bay ở Kolkata (Ấn Độ) đến sân bay quốc tế Đà Nẵng trong sáng 9/5 theo hình thức Ferry (không chở hàng, không chở khách). (Ảnh: L.H.S)
Airbus A300-600ST - Super Transporter hay cá voi-Beluga là phiên bản của máy bay dân dụng thân rộng tiêu chuẩn A300-600, được sửa đổi để chuyên chở các phần lắp ráp của máy bay Airbus và các kiện hàng cỡ lớn. (Ảnh: Airbus)
Chiếc máy bay khổng lồ này cao 17 mét, thân máy bay có đường kính 7,3 mét, tầm hoạt động lên tới 2.500 hải lý và có thể chở trọng tải hơn 45 tấn. (Ảnh: Airbus)
Vị trí của boong chính cho phép vận chuyển hàng hóa lên/xuống dễ dàng. Sàn đáp của Super Transporter thấp hơn sàn chính. (Ảnh: Airbus)
Khoang chở hàng cao 7,08 mét, rộng 7,04 mét với chiều dài sử dụng 37,70 mét giúp Beluga có khả năng chở hai trực thăng vận tải Chinook với cánh gập lại mà không cần phải tháo rời và lắp ráp lại trực thăng. (Ảnh: Airbus)
Để đáp ứng nhu cầu của hoạt động quốc tế mới, Airbus trang bị cho Super Transporter hệ thống quản lý chuyến bay mới, kỹ thuật và thiết bị tải mới. (Ảnh: Airbus)
Cụ thể, Airbus phát triển một bộ tải hàng hóa tự động trên máy bay nhằm "cho phép thực hiện các nhiệm vụ từ/đến các sân bay không có sẵn nền tảng bốc xếp phù hợp". (Ảnh: Airbus)
Bên cạnh đó, nhà sản xuất cũng thiết kế lại nền tảng phía ngoài (OP) để xử lý các trọng tải nặng hơn và dài nhất. (Ảnh: Airbus)
Theo Airbus, các OP sẽ được đặt một cách chiến lược tại các sân bay khác nhau trên toàn cầu để chuẩn bị cho mọi chuyến hàng, nhưng chúng có thể dễ dàng di chuyển trong thời gian ngắn. (Ảnh: Airbus)
Hiện tại, Airbus sử dụng 4 hoặc 5 máy bay Beluga để vận chuyển các bộ phận lớn đã được lắp ráp của thân và cánh máy bay. (Ảnh: Airbus)