Trong một bài viết đăng tải trên tờ The Conversation, tiến sĩ Matteo Ceriotti - chuyên gia Hệ thống kỹ thuật Vũ trụ của Đại học Glasgow (Scotland - Anh), từng tham gia các chương trình bắn phá nhằm thay đổi quỹ đạo tiểu hành tinh, phòng thủ trái đất - phân tích:
Đến 1 ngày, chúng ta sẽ phải dịch chuyển trái đất đến vị trí dễ sống hơn – gần Sao Hỏa hoặc di chuyển lên chính hành tinh đỏ, vốn sẽ là vị trí đẹp, dễ sống hơn trong tương lai nóng nực của Hệ Mặt trời.
Mặt trời tương lai sẽ bùng nổ khiến trái đất trở nên nóng đến mức không thể sống nổi - ảnh: SHUTTERSTOCK
Theo các nghiên cứu gần nhất, trong vài tỉ năm nữa, mặt trời của chúng ta có thể cạn nhiên liệu và bùng nổ thành một siêu tân tinh, đồng thời nuốt chửng một số hành tinh gần nó nhất, bao gồm trái đất. Trước khi sự kiện đó xảy ra, người trái đất buộc phải có phương án chuẩn bị trước để đối phó với đợt nóng lên toàn cầu cực độ do mặt trời thay đổi đó, vốn có thể gây tuyệt chủng.
Phương án tốt nhất là dịch chuyển hành tinh của chúng ta đến một quỹ đạo khác mà vị trí Sao Hỏa đang tồn tại chính là vị trí đẹp nhất.
"Chúng tôi đã nghĩ ra các kỹ thuật để di chuyển các vật thể nhỏ - tiểu hành tinh - khỏi quỹ đạo của chúng trong nhiều năm, chủ yếu là để bảo vệ hành tinh của chúng ta khỏi các tác động" – tiến sĩ Ceriotti cho biết. Nhưng điều này không thể áp dụng máy móc cho trái đất bởi nó gây hư hỏng nặng cho vật thể bị di chuyển và trái đất lại rất to.
Thực ra trái đất từng bị di chuyển nhiều lần với tác động rất nhỏ nên chúng ta chưa nhận ra.
Đó là khi phóng một tàu thăm dò rời trái đất, cú phóng đã truyền một xung nhỏ tới trái đất theo hướng ngược lại.
Với kỹ thuật hiện tại, cần tới 300 tỉ tỉ tên lửa mạnh nhất thế giới FalconX của SpaceX để đẩy trái đất đến Sao Hỏa. Tuy nhiên, chúng ta có thể hy vọng vào sự tiến bộ của kỹ thuật.
Phương án tiếp theo là dùng "cánh buồm mặt trời", một phương án đang được nghiên cứu để thiết kế động cơ hoạt động dài lâu, dùng năng lượng mặt trời cho các tàu vũ trụ thăm dò hành tinh khác trong tương lai.
Có thể hiểu đó như một cánh buồm khổng lồ thu thập động lượng từ ánh sáng mặt trời được làm cho hội tụ lại. Tuy nhiên, chúng ta sẽ cần cánh buồm rộng gấp 19 lần đường kính trái đất, "trôi" trong 1 tỉ năm với kỹ thuật hiện tại.
Ngoài ra, kỹ thuật mà tàu vũ trụ nổi tiếng Rosetta đã dùng để tiến tới được sao chổi 67P trong năm 2014-2016 cũng có thể ứng dụng. Nó đã 2 lần ghé lại vùng lân cận trái đất vào năm 2005 và năm 2007.
Ứng dụng nguyên tắc 2 vật thể quay quanh nhau để trao đổi động lượng và thay đổi vận tốc tựa như một cú billiard xoáy cấp độ hành tinh, Rosetta đã nhận được một gia tốc đáng kể để tiếp cận mục tiêu.
Nếu chúng ta lặp lại nhiều lần, dùng một tàu vũ trụ tác động vào các tiểu hành tinh lớn, để các tiểu hành tinh này thay thế vị trí Rosetta năm nào, hiệu ứng tương hỗ có thể đẩy dần trái đất rời quỹ đạo cũ.
Phương án cuối cùng là dịch chuyển toàn bộ loài của chúng ta lên hành tinh sẽ dần ấm, đủ chuẩn sống trong sự bùng nổ của mặt trời. "Nghe có vẻ không khó khăn lắm" - tiến sĩ Matteo Ceriotti kết luận.
(Theo Space, Live Science)