Mặt trận phía Đông: Trận chiến xe tăng lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới

Lê Hưng (Nguồn: History.com) |

Mặt trận phía Đông trong Thế chiến 2 là một trong những mặt trận ác liệt và quy mô nhất, tuy nhiên vẫn còn nhiều điều thú vị mà mọi người có thể chưa biết.

Lực lượng Liên Xô chiến đấu đến người cuối cùng

Sau khi chứng kiến ​​hàng triệu binh sĩ Liên Xô bị bắt trong những ngày đầu của cuộc chiến, nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin đã ban hành “Lệnh số 270” vào tháng 8/1941 và “Sắc lệnh số 227” nổi tiếng vào tháng 7/1942, hay còn được biết đến với cái tên “Không lùi một bước!”.

Mặt trận phía Đông: Trận chiến xe tăng lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới - Ảnh 1.

Một đơn vị thiết giáp Đức chuẩn bị chiến đấu.

Theo các mệnh lệnh này, lực lượng Hồng quân Liên Xô siết chặt kỷ luật, nâng cao tinh thần chiến đấu của binh lính.

Cũng nhờ vào tinh thần sắt đá và những sai lầm của Đức Quốc xã, Hồng quân cùng người dân Liên Xô đã dành chiến thắng ở mặt trận Stalingrad. Vào mùa thu năm 1942, Hồng quân đã tập trung đủ lực lượng chiến đấu và dự bị cần thiết để trong 4 ngày đập tan tuyến phòng thủ bên sườn của phát Đức tại mặt trận Stalingrad. Chiến dịch phản công này đã bao vây, chia cắt hơn 300.000 quân phát xít và phe Trục và giúp Liên Xô giành thế chủ động trong chiến tranh.

Trận chiến xe tăng lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới

Mặt trận phía Đông được biết đến nhiều nhất với Cuộc vây hãm Leningrad kéo dài nhiều năm và Trận chiến Stalingrad đẫm máu. Đây cũng là nơi diễn ra cuộc đối đầu thiết giáp lớn nhất mọi thời đại.

Trong Trận chiến Kursk tháng 7/1943, khoảng 6.000 xe tăng, 2 triệu binh sĩ và 5.000 máy bay đã đối đầu trong một trận chiến được đánh giá là quan trọng nhất về mặt chiến lược của Thế chiến II.

Mặt trận phía Đông: Trận chiến xe tăng lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới - Ảnh 2.

Những người lính Hồng quân trong một trận đánh.

Người Đức đặt mục tiêu tiêu diệt toàn bộ cụm quân Liên Xô phòng thủ trong một phòng tuyến dài 140km, ở phía tây nước Nga. Hitler đã trì hoãn cuộc tấn công trong vài tuần để chờ những xe tăng Tiger mới được đưa ra mặt trận. Điều này cũng đã giúp Liên Xô có thời gian củng cố toàn bộ khu vực phòng thủ.

Khi cuộc tấn công của quân Đức bắt đầu, họ gặp phải một cơn bão hỏa lực pháo binh và những bãi mìn khổng lồ. Trận chiến đã phá hủy hàng nghìn xe tăng và khiến tổng cộng khoảng 350.000 người thiệt mạng ở cả hai bên.

Kết thúc trận chiến, Liên Xô là bên giành chiến thắng, đồng thời tạo điều kiện quan trọng để phản công quân Đức trên quy mô lớn trong suốt thời gian còn lại của cuộc chiến.

Tội ác chiến tranh

Cuộc chiến ở Mặt trận phía Đông có quy mô lớn hơn và khủng khiếp hơn so với cuộc chiến ở mặt trận phía Tây. Ở đây cũng xuất hiện những hành động coi thường luật pháp quốc tế và các hành động tàn ác đối với binh lính, tù nhân và dân thường của đối phương.

Mặt trận phía Đông: Trận chiến xe tăng lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới - Ảnh 3.

Binh sĩ Hồng quân Liên Xô chiến đấu trong thành phố Stalingrad.

Quân Đức đã quét sạch nhiều ngôi làng trong quá trình tiến quân vào lãnh thổ Liên Xô, người Do Thái và các nhóm thiểu số khác thường xuyên bị vây bắt và bị sát hại trong các xe chở khí độc.

Các thành phố khác đã bị cướp phá hoặc bị để chết đói, nổi tiếng nhất là Leningrad, theo một số thông tin, đã có tới một triệu thường dân đã thiệt mạng trong cuộc bao vây kéo dài 28 tháng của quân Đức.

Hồng quân Liên Xô cũng đã có những phản ứng đáp trả bằng cách không nhượng bộ trong cuộc tấn công vào Berlin năm 1945. Quân đội Liên Xô đã sử dụng nhiều vũ khí hạng nặng tấn công vào thành phố.

Mặt trận phía Đông: Trận chiến xe tăng lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới - Ảnh 4.

Tù binh Đức bị đưa đi diễu hành tại Liên Xô.

Những tù binh Đức cuối cùng ở Liên Xô

Sau Thế chiến 2, hàng chục triệu tù binh phe phát xít bị giam giữ ở khắp nơi trên thế giới, từ châu Âu, châu Á cho đến châu Mỹ, chủ yếu là tù binh Đức, Nhật. Họ bị buộc phải lao động công ích để khắc phục hậu quả chiến tranh ở các quốc gia bị tàn phá.

Những tù binh này được đối xử trong nhiều điều kiện khác nhau, tùy thuộc vào chính sách của quốc gia giam giữ, trong quá trình đó đã có rất nhiều tù binh mãi mãi nằm lại nơi xứ người.

Trong khi các nước phương Tây thả những tù nhân cuối cùng trong Thế chiến 2 vào năm 1948, nhiều tù binh Đức ở Liên Xô vẫn bị giam giữ thêm trong vài năm nữa và khoảng 10.000 tù binh cuối cùng được Liên Xô trả tự do vào năm 1956.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại