Mâm cúng Tết Đoan Ngọ 2022 cần chuẩn bị những gì?

Linh Chi (T/h) |

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, người Việt thường làm mâm cỗ cúng để thể hiện lòng thành dâng lên tổ tiên, thần linh, cầu nguyện một mùa màng bội thu, không bị sâu bệnh phá hoại và cầu mong sức khỏe.

Tết Đoan Ngọ 2022 là ngày nào?

Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày mùng 5/5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á. Năm nay, Tết Đoan Ngọ sẽ rơi vào ngày 3/6/2022 dương lịch.

Theo truyền thống, vào ngày này, người Việt thường làm mâm cỗ cúng để thể hiện lòng thành dâng lên tổ tiên, thần linh, cầu nguyện một mùa màng bội thu, không bị sâu bệnh phá hoại và cầu mong sức khỏe.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ 2022 cần chuẩn bị những gì? - Ảnh 1.

Người Việt xưa còn tin đây là ngày để loại bỏ sâu bọ trong cơ thể. Do đó, những thức quả có vị chua, chát như vải, mận thường được chọn để cúng Tết Đoan Ngọ.

Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ

Ngày Tết Đoan Ngọ thường đến vào sau vụ mùa. Vì thế mà mâm lễ cúng trong ngày này cũng tương đối phong phú với nhiều loại nông sản. Tuy nhiên tuỳ vào phong tục mỗi vùng miền, lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ sẽ có sự khác nhau.

Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ người miền Bắc gồm:

- Hương, hoa, vàng mã

- Nước, rượu nếp

- Các loại hoa quả như vải, mận…

- Bánh tro, bánh ú

- Xôi, chè

- Cơm rượu nếp: là món đặc trưng của người miền Bắc trong dịp này, thường gồm cả nếp cẩm và nếp cái hoa vàng.

Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ người miền Trung gồm:

- Hương, hoa, vàng mã

- Nước, rượu nếp

- Các loại hoa quả như vải, mận…

- Bánh tro, bánh ú

- Chè kê là món ăn đặc biệt quen thuộc với những ai gốc Huế.

- Cơm rượu: Cơm rượu miền Trung được làm từ phương pháp lên men cổ truyền. Cơm rượu miền Trung có dạng miếng nhỏ vuông vức.

- Thịt vịt: Sở dĩ miền Trung ưa chuộng thịt vịt hơn bởi người ta tin rằng thịt vịt có công dụng làm mát, giải nhiệt cho cơ thể, bổ máu và giúp tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm thịt vịt ngon và béo nhất.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ 2022 cần chuẩn bị những gì? - Ảnh 2.

Ảnh: Nhịp sống Việt.

Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ người miền Nam gồm:

- Hương, hoa, vàng mã

- Nước, rượu nếp

- Các loại hoa quả như vải, mận…

- Cơm rượu: Ở các tỉnh miền Nam, cơm rượu không để rời mà được viên thành những viên tròn trước khi ủ. Rượu dậy mùi, người ta thường thêm nước đường vào.

- Bánh ú bá trạng: Bánh bá trạng tương tự bánh tro nhưng to hơn một chút, bánh làm từ gạo nếp và được nhồi nhiều loại nhân sau đó gói trong lá rồi nấu chín bằng cách luộc hoặc hấp.

- Chè trôi nước: Chè trôi nước miền Nam là những viên chè tròn to được làm từ bột nếp trắng, bên trong là nhân đậu xanh thơm bùi. Chè trôi nước được ăn cùng nước đường gừng và nước cốt dừa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại