Malaysia hoan nghênh Trung Quốc tham gia CPTPP, Nhật – Úc thái độ khác

Bình Giang |

Chính phủ Malaysia vừa khẳng định nước này hoan nghênh Trung Quốc gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong khi các quốc gia thành viên khác đang có thái độ khác nhau.

Trước Đại lễ đường nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh. (Ảnh: Reuters)

Trước Đại lễ đường nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh. (Ảnh: Reuters)

Bộ Công nghiệp và thương mại quốc tế Malaysia “đặc biệt hưởng ứng bước đi gần đây” của Trung Quốc khi nộp đơn xin gia nhập CPTPP . Tuyên bố của bộ này kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ bắt đầu tham gia từ đầu năm sau.

Malaysia “tin rằng quan hệ thương mại và đầu tư song phương với Trung Quốc sẽ phát triển lên tầm cao nữa”.

Malaysia đã ký CPTPP và quá trình phê chuẩn có thể hoàn tất trong năm nay. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia về cả xuất khẩu và nhập khẩu.

Malaysia và Singapore đang thúc đẩy quan hệ mạnh mẽ hơn với Trung Quốc thông qua các thoả thuận thương mại đa phương, cũng như với các cường quốc kinh tế như Nhật và Mỹ.

Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan nói trong cuộc gặp người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đầu tuần trước rằng ông hoan nghênh bước đi này của Bắc Kinh.

ASEAN và Trung Quốc cũng đang có kế hoạch sớm triển khai Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Trong khi đó, một thành viên khác của CPTPP là Nhật Bản đang cảnh giác với khả năng Trung Quốc sẽ đóng vai trò đầu tàu trong định hình thương mại của châu Á. Tokyo nói sẽ đánh giá kỹ càng xem liệu Trung Quốc có đáp ứng được mức độ tuân thủ cao như đòi hỏi của CPTPP hay không.

Còn Úc khẳng định sẽ không ủng hộ Trung Quốc cho đến khi những mâu thuẫn trong quan hệ thương mại song phương được giải quyết. Vì Trung Quốc cần sự đồng ý của tất cả 11 thành viên CPTPP nên Nhật hoặc Úc có thể ngăn cản quá trình này.

Mexico thể hiện quan điểm thận trọng hơn. Bộ trưởng kinh tế nước này ra tuyên bố hôm 20/9 nói rằng thoả thuận mang tính chất mở đối với các quốc gia đáp ứng được tiêu chuẩn cao. Phát biểu này ngụ ý nói đến những vấn đề đang tồn tại trong nền kinh tế Trung Quốc, như bảo hộ cho các doanh nghiệp nhà nước.

Nếu Trung Quốc cam kết cải cách trong nước để thực hiện các nghĩa vụ theo CPTPP, các thành viên khác sẽ sẵn sàng chấp nhận Trung Quốc tham gia hơn. Trong tình huống đó, Nhật Bản cần có lý lẽ thuyết phục hơn để vận động các thành viên phản đối Bắc Kinh.

“Nhiều người cho rằng để Trung Quốc bị ràng buộc bởi một bộ quy tắc nhất quán sẽ tốt hơn cố cạnh tranh với Trung Quốc khi nước này đứng ngoài bộ quy tắc” - Deborah Elms, giám đốc điều hành của Trung tâm thương mại châu Á (một nhóm vận động thương mại), nói với Nikkei.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại