Made in China: Khi người Trung Quốc cũng chẳng tin vào sản phẩm nước nhà

AB |

Chuyên gia John Spink của trường đại học Michigan State University cho biết hàng giá khiến ngành thực phẩm toàn cầu tốn khoảng 40 tỷ USD mỗi năm. Khảo sát của Viện Pew năm 2017 cho thấy 40% số người Trung Quốc nhận định an toàn thực phẩm là vấn đề cực kỳ nhức nhối hiện nay, cao hơn rất nhiều tỷ lệ 12% năm 2008.

Vào một ngày đẹp trời, ông Mitchell Weinberg người Mỹ đang thưởng thức một cốc kem tại Thượng Hải. Mọi chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như người đàn ông này không bị ngộ độc thực phẩm để rồi chính ông thành lập nên Inscatech, một công ty tư vấn về an toàn thực phẩm.

Đã 8 năm kể từ khi thành lập nhưng Weinberg chưa bao giờ quên vụ ngộ độc của bản thân năm nào. Ông cho biết không riêng gì Thượng Hải, kể cả Trung Quốc ngày nay cũng là thị trường trọng điểm trên toàn cầu phát triển hàng loạt những kỹ thuật làm giả thực phẩm gây mất vệ sinh an toàn cho người tiêu dùng.

"Theo thống kê, chúng tôi thường phát hiện các vụ làm giả thực phẩm 70% số lần xét nghiệm, nhưng tỷ lệ này là 100% tại Trung Quốc. Việc làm giả thực phẩm trở nên khá phổ biến ở Trung Quốc và chúng tệ đến mức bạn khó lòng tưởng tượng", ông Weinberg nói.

Người Trung Quốc không tin hàng Trung Quốc

Tại Trung Quốc, những chiêu trò làm giả thực phẩm đã khiến cả thế giới phải phẫn nộ, thậm chí làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc đã bùng lên trong một thời gian dài và cái mác "Made in China" hiện vẫn bị đánh giá là sản phẩm kém chất lượng trong mắt người tiêu dùng.

Những sự việc như trộn melamine vào sữa trẻ em, nước muối vào rượu hay giả thịt chuột làm thịt cừu đã làm xấu hình ảnh sản phẩm của Trung Quốc. Dù là thị trường sản xuất cũng như tiêu dùng thực phẩm lớn nhất thế giới nhưng Trung Quốc lại mang tiếng là nơi sản xuất nhiều món ăn giả gây hại cho người tiêu dùng.

Thậm chí, chính người tiêu dùng Trung Quốc hiện nay cũng không còn tin tưởng vào hàng nội địa. Việc đổ xô mua sắm sữa bột, vắc xin từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong là một minh chứng thấy rõ cho sự mất niềm tin của người tiêu dùng Trung Quốc.

"Người tiêu dùng Trung Quốc hiện nay muốn biết sản phẩm họ mua được sản xuất từ đâu", giám đốc Shaun Rein của China Market Reseach ngậm ngùi nhận định về thị trường Trung Quốc.

Made in China: Khi người Trung Quốc cũng chẳng tin vào sản phẩm nước nhà - Ảnh 1.

Nông dân tỉnh Hà Bắc-Trung Quốc đổ bỏ sữa nhiễm độc năm 2008

Cũng theo ông Rein, những vụ bê bối chất lượng sản phẩm khiến thị trường kiểm tra và phát hiện chất lượng,nguồn gốc sản phẩm ở Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng.

Không riêng gì người Trung Quốc, những hãng nhập khẩu nước ngoài cũng sẵn sàng chi tiền cho các công ty kiểm tra thực phẩm tại đây bởi Trung Quốc đã trở thành một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu.

Thậm chí nhiều tập đoàn trên thế giới đã phát triển công nghệ blockchain, mã vạch và thu thập dữ liệu nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc đạt chuẩn mà họ đề ra.

Chuỗi bán lẻ Wal Mart đã sử dụng hệ thống blockchain để theo dõi nguồn gốc, chất lượng thịt lợn tại thị trường Trung Quốc, nơi họ có tới hơn 400 siêu thị đang hoạt động. Nhờ công nghệ này mà việc kiểm tra thịt lợn thường tốn tới 26 tiếng đồng hồ trước đây giờ chỉ còn mất vài giây trước khi quy trách nhiệm cho cơ sở sản xuất.

Trong khi đó, tập đoàn Alibaba nổi tiếng của Trung Quốc cũng đang áp dụng công nghệ blockchain nhằm ngăn chặn hàng giả. Đặc biệt công ty này đang làm việc với các nhà nhập khẩu Australia và New Zealand để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Made in China: Khi người Trung Quốc cũng chẳng tin vào sản phẩm nước nhà - Ảnh 2.

Rượu giả được trưng bày trong một cuộc hội thảo ở Bắc Kinh-Trung Quốc tháng 6/2007

"Thực phẩm giả là một vấn đề nghiêm trọng với toàn cầu", giám đốc Maggie Zhou của Alibaba tại Australia và New Zealand nói.

Chuyên gia John Spink của trường đại học Michigan State University cho biết hàng giá khiến ngành thực phẩm toàn cầu tốn khoảng 40 tỷ USD mỗi năm. Khảo sát của Viện Pew năm 2017 cho thấy 40% số người Trung Quốc nhận định an toàn thực phẩm là vấn đề cực kỳ nhức nhối hiện nay, cao hơn rất nhiều tỷ lệ 12% năm 2008.

Chưa thể khắc phục

Nhận thức được sự nghiêm trọng của vấn đề, chính quyền Bắc Kinh đã siết chặt các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2015.

Báo cáo của Viện Paulson cũng cho thấy hơn 800 triệu USD đã được Trung Quốc chi để thuê các công ty kiểm tra chất lượng thực phẩm tại các nhà máy sản xuất. Dẫu vậy lợi nhuận lớn khiến tình trạng thực phẩm giả tại nước này chẳng bao giờ hết.

Made in China: Khi người Trung Quốc cũng chẳng tin vào sản phẩm nước nhà - Ảnh 3.

Trung Quốc có quá nhiều nhà sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ, làm gia tăng nguy cơ thực phẩm giả. Trên hình là số lượng trang trại trồng trọt, nuôi lợn và gia cầm tại Trung Quốc vs Mỹ (triệu)

"Thực phẩm giả sẽ chẳng thể hết. Chúng ta chỉ có thể phát triển công nghệ nhằm phát hiện ra chúng. Tuy vậy, những kẻ làm thực phẩm giả luôn tìm ra các phương pháp mới nhằm qua mặt được kiểm tra", Giám đốc kỹ thuật Yongning Wu của trung tâm phóng chống rủi ro an toàn thực phẩm quốc gia Trung Quốc (CNCFSRA) nhận định.

Thậm chí hệ thống blockchain và mã vạch hiện nay cũng không hoàn toàn ngăn chặn được thực phẩm giả vì chúng chỉ dựa trên các báo cáo giấy tờ.

Trên thực tế, việc đảm bảo chất lượng thực phẩm vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lực con người và cho đến khi Trung Quốc có một chế tài đủ mạnh cũng như hệ thống kiểm định tốt, thực phẩm giả vẫn sẽ là một vấn đề nhức nhối cho thương hiệu "Made in China".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại