Chúng ăn với tư thế đầu lộn ngược, ngủ thì để đầu vắt ra sau lưng và thường đứng một chân để nghỉ ngơi.
Việc đứng bằng một chân đã khiến các nhà nghiên cứu bối rối trong nhiều năm. Một giả thuyết cho rằng hồng hạc đứng như vậy sẽ giúp giảm mỏi cơ, cho phép loài này di chuyển nhanh hơn khi bị kẻ thù đe dọa.
Một giả thuyết khác thì cho rằng đứng một chân như vậy sẽ giúp duy trì nhiệt độ cơ thể vì chim mất rất nhiều nhiều qua chân. Việc co một chân lên gần cơ thể sẽ giúp chúng ấm hơn.
Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân thực sự khiến hồng hạc đứng một chân mãi mà không mỏi. Ảnh minh họa: Tipsmake
Tuy nhiên, khi quan sát một đàn hồng hạc để kiểm chứng 2 giả thuyết trên, các nhà nghiên cứu thấy đều không chính xác. Ở giả thuyết đầu tiên, họ thấy hồng hạc di chuyển nhanh hơn khi đứng bằng cả 2 chân.
Còn ở giả thuyết thứ hai, hồng hạc thường được tìm thấy ở các vùng khí hậu nhiệt đới ấm hơn, chẳng hạn như ở Châu Phi , Nam Mỹ và Caribê , vì vậy nhu cầu điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của chúng có vẻ không cần thiết.
Còn một giả thuyết nữa cho rằng hồng hạc cũng như cá voi và cá heo, về cơ bản có thể tắt một nửa não bộ khi ngủ. Đứng bằng một chân là phản xạ tự nhiên để giúp chúng giữ thăng bằng, không bị ngã. Các nhà côn trùng học thừa nhận rằng đến nay vẫn chưa có giả thuyết nào xác nhận một cách chắn chắn về lý do hồng hạc đứng bằng một chân.