Lý do bất ngờ của việc ngày càng nhiều cặp vợ chồng Nhật ở chung nhà nhưng ngủ riêng giường

Newben |

Không chỉ mỗi người một giường ngủ, thậm chí nhiều cặp vợ chồng Nhật Bản còn có cuộc sống không tình dục nữa.

Ở Nhật Bản, nhà thường khá nhỏ. Vì vậy, rất nhiều vật dụng trong gia đình thường được thiết kế đa năng, giúp tối đa hóa hiệu quả không gian của ngôi nhà nhỏ. Ví dụ bàn có thể gấp gọn, ghế sofa có thể chuyển thành giường ngủ, giường có thể gấp vào tủ quần áo.

Ấy thế mà trong không gian chật hẹp như thế, rất nhiều cặp vợ chồng thường ngủ ở hai phòng riêng biệt.

Có thể thấy, cách sống của chồng và vợ Nhật Bản thường không có sự gắn kết với nhau nếu so với các nước khác trên thế giới. Nhân viên ở Nhật thường xuyên phải làm thêm giờ, ấy thế nên việc ăn cơm cùng nhau hay cho nhau thời gian riêng là chuyện hiếm.

Mọi thứ sẽ trở nên khó khăn hơn nếu cả hai vợ chồng đều đi làm và đây lại dần trở thành điều phổ biến ở Nhật.

Những quyết định về nhân sự của các công ty cũng góp phần dẫn đến xu hướng ít gắn kết của các cặp vợ chồng. Các công ty có thể thuyên chuyển nhân viên sang một chi nhánh mới ở nhiều vùng trong đất nước.

Và khi đó, người chồng thường phải chấp hành mệnh lệnh, nhận nhiệm vụ và bắt đầu cuộc sống một mình.

Không chỉ vậy, nguyên nhân khiến vợ chồng Nhật Bản ngủ riêng còn do áp lực kinh tế và giáo dục. Trong một quyển sách được viết bởi Hideki Kobayashi, Giáo sư Đại học Kỹ thuật Chiba mang tên Liveing a Place, đã có đề cập, phần lớn các cặp vợ chồng Nhật Bản ngủ ở những khu vực riêng trong nhà.

Theo nghiên cứu của Giáo sư Kobayashi, 26% các cặp vợ chồng sống ở chung cư trong Tokyo sẽ ngủ phòng riêng, 4 trong số 10 cặp vợ chồng trên 60 tuổi không ngủ chung giường và 53% vợ chồng có con đã dọn ra ở riêng sẽ thích ngủ một mình hơn.

Lý do bất ngờ của việc ngày càng nhiều cặp vợ chồng Nhật ở chung nhà nhưng ngủ riêng giường - Ảnh 1.

Rất nhiều cặp vợ chồng Nhật Bản không ngủ chung giường (Ảnh: Internet)

Giả thuyết đầu tiên của Giáo sư Kobayashi cho rằng việc này xuất phát từ thực tiễn nuôi dạy trẻ. Ở Nhật, người mẹ và con của họ sẽ ngủ cùng giường.

Đương nhiên, khi đứa trẻ lớn lên, chúng sẽ bắt đầu ngủ riêng và việc này sẽ tạo ra một sự chấp nhận ngủ một mình cho các cặp vợ chồng, cho đến khi họ già, Giáo sư Kobayashi khẳng định.

Trên thực tế, ở Nhật Bản thậm chí còn có những cặp vợ chồng vẫn sống hòa thuận nhưng tuyệt đối không có tình dục.

Khi được hỏi về lí do không đòi hỏi chuyện chăn gối ở vợ, đa số các ông chồng Nhật đều cho biết: "Tôi không còn xem cô ấy là một người phụ nữ mà là một người mẹ. Chúng tôi là gia đình", hay: "Tôi không còn thấy cô ấy hấp dẫn nữa". Về phía các bà vợ, họ trả lời: "Sau khi sinh con, vì vài lí do mà tôi chẳng quan tâm đến chuyện ấy nữa", hay: "Thật khó chịu để quan hệ vào lúc này".

Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, với cường độ làm việc căng thẳng và đầy áp lực tại Nhật, cả hai vợ chồng đã không còn chút sức lực khi về đến nhà vào lúc nửa đêm.

Ăn tối rồi tắm rửa, họ nhanh chóng kết thúc một ngày mệt mỏi trong chiếc chăn ấm áp và lẽ dĩ nhiên, chẳng còn thời gian cho chuyện gối chăn. Và rồi cuộc hôn nhân không tình dục của hai vợ chồng cứ thế tiếp tục ngày qua ngày.

Ở Mỹ, cuộc hôn nhân không tình dục là lí do phổ biến để các cặp vợ chồng li hôn. Nhưng ở Nhật, đó lại là một câu chuyện khác.

Nếu bạn đưa đó là lí do để quyết định li hôn, bạn sẽ nhận được những câu hỏi mang tính chỉ trích như: "Anh/chị thích chuyện ấy đến thế sao?", hay: "Đó là thứ duy nhất mà anh/chị nghĩ tới à?".

Rõ ràng, đời sống vợ chồng mà không có tình dục thì thật tẻ nhạt. Nhưng tại Nhật, rất nhiều người tin rằng, số lần bạn làm chuyện ấy với vợ/chồng chẳng thể nói lên bạn yêu họ nhiều như thế nào.

Giả thuyết thứ hai của vị giáo sư cho rằng, giống như hầu hết những quốc gia giàu có khác, Nhật Bản có tỉ lệ ly hôn tăng cao trong vài thập kỷ vừa qua, và đến năm 2013, con số này ở khoảng 35%. Đặc biệt, tỉ lệ vợ chồng kết hôn trên 25 năm lại ly hôn cao gấp đôi so với 10 năm trước.

Lý do bất ngờ của việc ngày càng nhiều cặp vợ chồng Nhật ở chung nhà nhưng ngủ riêng giường - Ảnh 2.

Tỉ lệ vợ chồng kết hôn trên 25 năm lại ly hôn cao gấp đôi so với 10 năm trước. (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, theo giáo sư, ông cảm thấy rằng nhiều cặp vợ chồng không muốn giải quyết chuyện ly hôn theo pháp ly mà kết thúc theo kiểu “ly hôn trong nhà”.

Họ sẽ sống dưới một mái nhà nhưng không còn liên hệ vợ chồng nào nữa. Dường như họ đều nhận ra sự thiếu gắn kết, thiếu tình cảm trong mối quan hệ tốt nhất nên giải quyết bằng cách ngủ khác phòng chứ không đưa nhau ra tòa nữa.

(Nguồn: rocketnews24)


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại