Lương Sơn Bạc có 108 anh hùng, nhưng chỉ 5 người võ công "xuất quỷ nhập thần": Số 1 không ai bàn cãi

Trang Ly |

Trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, ai là người có võ công cái thế, trí dũng song toàn?

Tam Quốc Diễn Nghĩa và Thủy Hử là hai đại danh tác được đem ra so sánh, bàn luận nhiều nhất trong số "Tứ đại danh tác" của văn học Trung Quốc. Bởi cả hai tác phẩm này đều đề cập đến số lượng lớn các anh hùng, dũng tướng hoặc là hư cấu hoặc là có thật.

Trong số đó, Thủy Hử có nhiều anh hùng nhất. Dù 108 anh hùng tụ nghĩa tại Lương Sơn Bạc chiến đấu vì chính nghĩa nhưng không phải tất cả trong số họ đều là cao thủ vô song.

Lương Sơn Bạc có 108 anh hùng, nhưng chỉ 5 người võ công

Vậy, ai là 5 trong số 108 anh hùng Lương Sơn Bạc thực sự có võ công cái thế, thiên hạ vô song?

Top 1: "Báo tử đầu" Lâm Xung

Biệt danh Báo tử đầu của Lâm Xung đã nói lên tất cả về ngoại hình cũng như ẩn chứa sức mạnh của một anh hùng võ công cái thế, cầm đầu 80 vạn cấm quân.

Dưới ngòi bút của Thi Nại Am, Lâm Xung có vẻ ngoài dũng mãnh như Trương Phi của Tam Quốc Diễn Nghĩa: Đầu báo, mắt tròn lớn, râu hùm, hàm én, cao 8 thước, thân thủ nhanh nhẹn, xuất quỷ nhập thần.

Lâm Xung sinh ra trong gia đình có truyền thống võ thuật. "Hổ phụ sinh hổ tử", cha Lâm Xung cũng là người nổi tiếng có võ công cao cường.

Lương Sơn Bạc có 108 anh hùng, nhưng chỉ 5 người võ công

Trước khi gia nhập Lương Sơn Bạc, Lâm Xung đảm nhận vị trí giáo đầu (võ sư), huấn luyện côn, thương cho 80 vạn cấm quân. 

Mặc dù Thủy Hử không nói rõ Lâm Xung có thông thạo 18 loại binh khí hay không nhưng người này khi dùng côn và thương thì như "xuất quỷ nhập thần". Riêng kỹ nghệ đánh Bát Xà Mâu của Lâm Xung thuộc hàng cái thế.

Trong 100 kỳ Thủy Hử, sau khi tụ nghĩa trên Lương Sơn Bạc, thành tích của Lâm Xung là 8 thắng, 3 hòa và bất bại. Cả 8 lần thắng của Lâm Xung đều có được nhờ tiêu diệt tướng địch trong vòng 30 hiệp đấu. 

Quan trọng hơn cả, Lâm Xung không chỉ giỏi đánh bộ binh mà kỹ năng cưỡi ngựa đánh nhau của kỵ binh cũng thuộc hàng đỉnh cao. Trong số 8 lần đánh thắng tướng địch, có 2 lần Lâm Xung hạ thủ trên lưng ngựa.

Không ngẫu nhiên mà Lâm Xung được Thiên Hùng Tinh chiếu mệnh. Lâm Xung trong Thủy Hử xứng đáng là anh hùng thiên tướng, võ công cao nhất trong số 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.

Top 2: "Hoa Hòa thượng" Lỗ Trí Thâm

Nếu Lâm Xung là giáo đầu sử dụng thuần thục binh pháp thì Lỗ Trí Thâm lại giống như một cao thủ có sức mạnh siêu nhiên bẩm sinh. Điều này được thể hiện qua việc đánh chết Trấn Quan Tây Trịnh Đồ sau 3 quyền, hay dùng tay không nhổ bật gốc cây dương liễu trước chùa Trấn Quốc.

Lương Sơn Bạc có 108 anh hùng, nhưng chỉ 5 người võ công

Với tâm thế thoải mái, phóng khoáng nhưng bản chất lại vô cùng lương thiện, trượng nghĩa, Lỗ Trí Thâm trong Thủy Hử hiện lên như một vì sao sáng trong chuỗi những câu chuyện bi tráng của 108 anh hùng hảo hán. Có lẽ đó là lý do Thi Nại Am sắp xếp cho Hoa Hòa thượng có kết cục thanh thản nhất (viên tịch khi đang ngồi thiền).

Võ thuật của Lỗ Trí Thâm cũng được xếp vào hàng cái thế. Thời trẻ, Lỗ Trí Thâm được học võ dưới sự chỉ dạy của cha Lâm Xung. Cơ duyên này đã đưa Lỗ Trí Thâm và lâm Xung trở thành tri kỷ của nhau.

Sau khi gia nhập nghĩa quân, Lỗ Trí Thâm đã nhiều lần góp công lớn. Trong trận chiến cuối cùng của Lương Sơn Bạc với quân Phương Lạp, Lỗ Trí Thâm lập đại công khi dùng thiền trượng đánh Phương Lạp ngã ngựa trong rừng sâu, chấm dứt chiến dịch bình Phương Lạp trong nhiều năm.

Top 3: "Hành giả" Võ Tòng

Chuyện Võ Tòng đả hổ trên đồi Cảnh Dương có lẽ không còn quá xa lạ với nhiều người yêu thích tác phẩm của Thi Nại Am. 

Và Thi Nại Am có lẽ dành nhiều tình cảm cho nhân vật này của mình khi trong Thủy Hử, các câu chuyện liên quan đến Võ Tòng đã chiếm hết 10 kỳ. 

Lương Sơn Bạc có 108 anh hùng, nhưng chỉ 5 người võ công

Một phần nguyên nhân là do Võ Tòng là nhân vật có thật trong lịch sử. Câu chuyện cuộc đời của một nghĩa sĩ vì dân trừ hại của Võ Tòng đã truyền cảm hứng cho Thi Nại Am xây dựng hình tượng anh hùng hảo hán tụ nghĩa trên Lương Sơn Bạc.

Trong truyện, Võ Tòng có tướng mạo kỳ vĩ, cao lớn, tráng kiện, đôi mắt sáng và cực kỳ giỏi võ công. Từ nhỏ, người này đã yêu thích tập luyện võ thuật. Võ Tòng bái Châu Đồng, một cao thủ của Thiếu Lâm, là sự phụ và theo thầy học võ. 

Lớn lên, Võ Tòng không chỉ võ nghệ cao cường mà còn thích ngao du khắp chốn (vì thế mới có biệt danh là Hành giả) và hành hiệp trượng nghĩa.

Sau khi gia nhập Lương Sơn Bạc, Võ Tòng giữ chức Bộ binh đầu lĩnh, đứng trong hàng ngũ thủ lĩnh đứng đầu bộ binh quân Lương Sơn.

Trong trận chiến tại Mục Châu, Võ Tòng gặp nạn khi chiến đấu, tay trái bị Bao Đạo Ất chém lìa, nhưng rất may mắn được Lỗ Trí Thâm giải cứu. Sau khi giành chiến thắng trước Phương Lạp và trở về, ông đã quyết định xuất gia tại Chùa tháp Lục Hoà ở Hàng Châu, và sống thọ tới 80 tuổi trước khi viên tịch.

Top 4: "Đại đao" Quan Thắng 

Phần lớn các đầu lĩnh ở Lương Sơn được Thi Nại Am "tạc nên" thường chỉ nổi trội ở một mặt. Có người vô cùng dũng mãnh, có người thì sở hữu sức mạnh phi thường lay chuyển cả trời đất, lại có người trí tuệ vô địch thiên hạ... nhưng người hội tụ cả trí lẫn dũng, võ nghệ cao cường, dũng cảm mà không hung ác thì chỉ có một: Không ai khác chính là "Đại đao" Quan Thắng - Hậu duệ của "Võ thánh" Quan Vũ.

Mang dòng dõi của hổ tướng Quan Vũ, tướng mạo của Quan Thắng phi phàm không kém ông tổ của mình: Thân hình cao lớn vượt trội hơn 8 thước, lông mày rậm rạp, đôi mắt giống như chim phượng, mặt thuôn môi đỏ, toát lên vẻ anh tài lẫm liệt.

Lương Sơn Bạc có 108 anh hùng, nhưng chỉ 5 người võ công

Đó là lý do, dù gia nhập Lương Sơn Bạc muộn nhưng Quan Thắng được tôn làm thủ lĩnh Ngũ hổ tướng của Lương Sơn.

Tuy có khiến “Tích lịch Hỏa” Tần Minh lao đao khi giao đấu nhưng cái tài nổi trội nhất của Quan Thắng chính là tài trí thao lược.

Vốn thuộc làu kinh sử, am hiểu binh thư, Quan Thắng có thể sử dụng nhuần nhuyễn binh pháp Tôn Tử, một mình cầm 1.500 binh mã xông pha đánh trận và giành thắng lợi nhanh chóng trước quân Lương Sơn Bạc (khi đó Quan Thắng chưa tụ nghĩa cùng các hảo hán trên Lương Sơn).

Trong Thủy Hử, Quan Thắng đấu tổng cộng 16 trận: Thắng 6 - Thua 9 - Hòa 1. Nhìn bảng thành tích có vẻ không ấn tượng lắm nhưng một trong những đối thủ của người này chính là Thạch Bảo - một trong Ngũ hổ tướng của Phương Lạp, sở hữu võ nghệ cao cường không kém.

Top 5: "Song tiên" Hô Diên Chước

Giống như Quan Thắng, Hô Diên Chước cũng được sinh ra trong dòng dõi "danh gia vọng tộc". Ông là hậu duệ của Hô Diên Tán - một tướng lĩnh kiêu dũng thiện chiến thời Bắc Tống. 

Nhờ khả năng dùng 2 roi thép "xuất quỷ nhập thần" nên Hô Diên Chước được xếp vào hàng Ngũ hổ tướng của Lương Sơn.

Lương Sơn Bạc có 108 anh hùng, nhưng chỉ 5 người võ công

Để hiểu võ công "xuất quỷ nhập thần" của Hô Diên Chước, có thể hình dung qua trận giao đấu của ông với "Hoa Hòa thượng" Lỗ Trí Thâm. Cả hai chiến đấu trong 50 hiệp mà vẫn bất phân thắng bại. 

Sau khi tụ nghĩa cùng các hảo hán Lương Sơn, Hô Diên Chước đã lập nhiều công lớn cho nghĩa quân, từ việc đánh bại quân Liêu, bắt giữ tướng Liêu là Ngột Nhan Diên Thọ, cho đến việc dẹp yên hai cuộc nổi loạn của Điền Hổ và Vương Khánh. 

Về sau, Hô Diên Chước theo thủ lĩnh Tống Giang lên đến đánh quân Phương Lạp tại Giang Nam, lập được nhiều công then chốt và cuối cùng thắng trận trở về.

*Bài viết tổng hợp dựa trên các ý kiến chia sẻ quan điểm về tiểu thuyết Thủy Hử từ trang tin KKNews, 163 (Trung Quốc).

Tham khảo: KKNews, 163

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại