Lớp học kỳ lạ các em ngồi quay lưng vào nhau và câu chuyện nghẹn lòng phía sau qua lời kể của thầy giáo Tiểu học

M52 |

Lớp học chia làm 2 nửa và ngồi quay lưng lại với nhau khiến nhiều người tò mò. Tuy nhiên, sự thật phía sau lại khiến ai nấy nghẹn lòng...

Với những người yêu du lịch, am hiểu địa lý có lẽ ít nhiều từng nghe tới cái tên Măng Đen. Địa danh này là một thị trấn nhỏ thuộc huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, nơi đây có cả thiên đường sinh thái đa dạng với nắng, gió, khí hậu rất dễ chịu.

Tuy nhiên, khác một trời một vực với thị trấn, khi đi sâu vào những xã ở vùng cao của huyện Kon Plong cuộc sống của người dân ở nơi đây khó khăn vô cùng. Đặc biệt các em nhỏ không có điều kiện được học hành tử tế .

Lớp học kỳ lạ các em ngồi quay lưng vào nhau và câu chuyện nghẹn lòng phía sau qua lời kể của thầy giáo Tiểu học - Ảnh 1.

Ngôi trường tạm bợ nằm chênh vênh giữa núi rừng Tây Nguyên.

Nguyễn Văn Thịnh (Quảng Ngãi), thầy giáo trẻ nhận lớp từ đầu năm học 2019-2020 đã phải trải qua 3 tiếng cuộc bộ trên đường đất, dốc cao mới tới được trường điểm của làng Đắk Bao, xã Đắk Nên, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum.

Trong những ngày ấy, người thầy 9X cho biết nhiều lúc phải bẻ hoa chuối rừng chấm muối ăn cho đỡ đói. Thế nhưng khi tới nơi rồi, thầy giáo trẻ mới nhận ra những gian khổ mới chỉ là bắt đầu.

Lớp học kỳ lạ các em ngồi quay lưng vào nhau và câu chuyện nghẹn lòng phía sau qua lời kể của thầy giáo Tiểu học - Ảnh 2.
Lớp học kỳ lạ các em ngồi quay lưng vào nhau và câu chuyện nghẹn lòng phía sau qua lời kể của thầy giáo Tiểu học - Ảnh 3.

Quãng đường lên tới trường điểm của làng Đắk Bao, xã Đắk Nên, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum không đơn giản.

Các em học sinh ở đây điều kiện rất khó khăn. Cơ sở vật chất chưa có, lớp học được ghép lại từ những miếng gỗ nhưng gió vẫn lùa, mưa vẫn hắt. Đang là mùa đông khá lạnh nhưng các em cũng chỉ mặc những chiếc áo mỏng manh tới lớp.

Với những món đồ dùng học tập như bút, thước vô cùng quen thuộc với học sinh bình thường nhưng các bé vùng cao này lại đầy lạ lẫm. "Tất cả đồ dùng học tập và quần áo của các em đều là do chính giáo viên và một số nhà hảo tâm mua tặng" – thầy Thịnh chia sẻ.

Lớp học kỳ lạ các em ngồi quay lưng vào nhau và câu chuyện nghẹn lòng phía sau qua lời kể của thầy giáo Tiểu học - Ảnh 4.

Lớp học đặc biệt các em ngồi quay lưng lại với nhau.

Đặc biệt, vì không có trường, lớp và giáo viên nên trẻ em ở đây không được học mầm non mà lên thẳng lớp 1. Tuy thế, vì số lượng học sinh còn ít, giáo viên cũng không đủ nên một lớp học sẽ ghép cả các bé lớp 1 và lớp 2.

Các bé sẽ quay lưng vào nhau và nhìn lên phần bảng của mình. "Vùng sâu vùng xa không có đủ trường lớp nên phải học lớp ghép, lớp 1 và lớp 2 học chung luôn đó. Hai lớp sẽ ngồi quay lưng lại với nhau" – thầy Thịnh lý giải.

Lớp học kỳ lạ các em ngồi quay lưng vào nhau và câu chuyện nghẹn lòng phía sau qua lời kể của thầy giáo Tiểu học - Ảnh 5.

Cô bé Y Kiêu lớp 1 ngồi quay lưng với các anh chị lớp 2.

Hành trình tới trường của các bé cũng vô cùng gian nan. Dù đã nghe hàng trăm lần câu chuyện học sinh vùng khó khăn phải trải qua con đường gập ghềnh sỏi đá, ngày nắng bụi mù, ngày mưa trơn trượt nhưng khi tận mắt chứng kiến thầy Thịnh mới xót xa. Những đôi mắt ngây thơ ấy khiến thầy quyết tâm bám trụ lại vùng đất này, mang con chữ cho các em.

Lớp học kỳ lạ các em ngồi quay lưng vào nhau và câu chuyện nghẹn lòng phía sau qua lời kể của thầy giáo Tiểu học - Ảnh 6.

Chia sẻ về các em học sinh của mình, thầy Thịnh cho biết: "Các em ở đây rất nhát. Thi thoảng cũng có mạnh thường quân ở dưới xuôi lên thăm tặng quần áo, đồ dùng nhưng các em sợ hãi, chỉ đứng nép một góc.

Các bé cũng rất thật thà và chăm chỉ. Dù điều kiện thiếu thốn nhưng tất cả đều rất nỗ lực. Ngoài ra, một khó khăn nữa khi giảng dạy các bé ở đây là tiếng nói và phát âm của các em còn chưa chuẩn. Các em thường bỏ thanh khi đọc và viết.

Lớp học kỳ lạ các em ngồi quay lưng vào nhau và câu chuyện nghẹn lòng phía sau qua lời kể của thầy giáo Tiểu học - Ảnh 7.

Cô bé Y Kiêu 6 tuổi đã viết chữ khá tròn trịa.

Dù khó khăn như thế nhưng những em học sinh nơi vùng sâu vùng xa này lại khá thông minh. Trải qua một kỳ học, cô bé Y Kiêu 6 tuổi đã viết chữ khá tròn trịa, rõ nét, làm phép tính trong phạm vi 10 thành thạo.

Lớp học kỳ lạ các em ngồi quay lưng vào nhau và câu chuyện nghẹn lòng phía sau qua lời kể của thầy giáo Tiểu học - Ảnh 8.

Nhìn những gương mặt ngây thơ ấy, thầy Thịnh cho biết mình không nỡ rời ra thôn bản. Bởi vì các em rất cần sự giúp đỡ, giáo dục để có thêm cơ hội thoát đói nghèo trong tương lai.

Có lẽ, thầy Thịnh cũng như các em học sinh "vùng ngược" ấy cuộc sống sẽ bớt ngược hơn khi có được sự hỗ trợ từ mọi người để mùa đông bớt lạnh, con đường đi học bớt gian nan.

(Ảnh NVCC)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại