Lồng đèn Việt đang giành lại thị trường từ tay đồ chơi Trung Quốc

Thế Trần |

3 năm trở lại đây, lượng bán ra của những chiếc lồng đèn truyền thống tại các phố lồng đèn ở Sài Gòn đã tăng trở lại. Đó là cơ hội tốt cho cả tiểu thương và những nhà sản xuất.

Mỗi ngày đã kiếm đến 2 triệu đồng từ lồng đèn

Dạo quanh phố lồng đèn đoạn Lương Nhữ Học (quận 5, TP.HCM), người ta như lạc vào xứ sở của những cung trăng, chị Hằng, ngôi sao, những con vật xinh xinh phát sáng…

Chị Bình (quận 5) đã có thâm niên bán đèn lồng ở đây hơn 10 năm nay. Chị cho biết: “Cứ đầu tháng 7 âm lịch là chị đã bắt đầu dọn hàng lồng đèn, đỉnh điểm buôn bán được nhất là cuối tháng 7 âm và đầu tháng 8.

Hiện tại, chủ yếu hàng của chị chỉ cung cấp đi tỉnh, và bán sỉ là chủ yếu, còn bán ở đây để duy trì nghề bán buôn của gia đình”, chị Thúy nói.

Chị Thúy cho biết thêm, chỉ mới dọn hàng những ngày đầu tiên mặc tại điểm bán của chị đã kiếm từ 1-2 triệu đồng mỗi ngày, tất cả những loại lồng đèn hình con cá, bướm, thỏ, kì lân,… được bọc giấy kính đều được tiêu thụ mạnh.

Mấy năm nay, “tân tiến” hơn hẳn là người ta gắn đèn chạy pin nhỏ trong đèn lồng thay bằng nến như mấy năm trước. Ưu điểm thì rõ ràng hơn: Đỡ lo cháy, cháy đơn giản nhất là cái lồng đèn và những nguy cơ khác.

“Hầu như mọi năm cũng chỉ những sản phẩm đó thôi, mặc hàng nào cũng đắt hết cứ hết là chị bổ sung hàng, hàng không phải nhà chị làm chị đếm lại ở quận 11 thôi”, chị Bình chia sẻ.

Ngoài ra, chị Thúy còn bán kèm lồng đèn nhựa, để đa dạng mặt hàng chứ chị không chú trọng vào những sản phẩm lồng đèn điện tử.

Lồng đèn Việt chiếm ưu thế

Gần đó, anh Tiến đang dán keo cho những chiếc lồng đèn gỗ.

Anh Tiến cho biết, bán lồng đèn tại quận 5 cũng hơn chục năm, điều làm anh thấy vui hơn khi gắn bó với nghề này là việc hơn 2 năm trở lại người dân có xu hướng mua lại lồng đèn truyền thống làm bằng tre nứa, và giấy kiếng. Trước đây người ta hầu như không chuộng mấy sản phẩm này mà toàn mua đồ Trung Quốc.

“So với hai năm trước đây người ta chỉ đến phố lồng đèn này chụp ảnh rồi về mấy anh bỏ tiền ra mua một chiếc lồng đèn đâu, nhưng khoảng 2016 thì lượng mua những sản phẩm lồng đèn giấy kiếng lại tăng, người dân bắt đầu quay lại với những sản phẩm xưa đặc biệt biệt là các truyền học, tập thể mua số lượng nhiều để tổ chức sự kiện, từ thiện,…”, anh Tiến kể.

Lồng đèn Việt đang giành lại thị trường từ tay đồ chơi Trung Quốc - Ảnh 1.

Còn khi nhắc đến “làng” làm lồng đèn Phú Bình nằm trên đường Lạc Long Quân (quận 11), người ta nghĩ ngay đến những chiếc lồng đèn giấy kiếng. Thế nhưng, gần 4 năm nay, màu sắc của những chiếc đèn này đã dần thay thế bằng những chiếc đèn nhựa có nhạc, đèn chiếu hay gọi là đèn điện tử.

Chị Tươi, chủ cửa hàng đèn lồng trên đường Lạc Long Quân (quận 11) cho hay: Hơn chục hộ gia đình ở đây vẫn bán mỗi năm, trung bình một ngày đến 500 - 600 cái. Nhưng đó là con số cách đây hơn 5 năm, khi mà những chiếc lồng đèn truyền thống còn được ưa chuộng.

Vài năm trở lại đây, hàng Việt Nam bán đắt hàng hơn hẳn hàng Trung Quốc với giá cả phải chăng.

Theo khảo sát của chúng tôi tại chợ Lương Nhữ Học và đường Lạc Long Quân, 10 người thì cả 10 người nói sẽ chọn hàng Việt vì giá cả hợp lý và chất lượng cũng an tâm hơn hàng Trung Quốc.

Có một thương hiệu đèn lồng mà người ta gặp nhiều vào dịp trung thu đó là KIBU. Đây là lồng đèn vừa góp phần “đẩy lùi” hàng Trung Quốc và cũng là sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với lồng đèn khung tre.

“Đến thời điểm hiện nay, Công ty đã có 1.500 điểm bán trên toàn quốc, dự kiến đến năm 2020 đạt 3.000 điểm bán các sản phẩm KIBU”, bà Lâm Thụy Nguyên Hồng, CEO kiêm Giám đốc Sáng tạo Công ty Cổ phần Mỹ Thuật Gia Long, cho biết.

Trong thị trường đồ chơi trung thu, với riêng đèn lồng đã có những tín hiệu vui, khi người Việt đã và đang làm lớn và sẽ làm lớn nữa trong tương lai.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại