Lời van xin của cậu bé đánh giày và chuyện không ngờ sau 15 ngày

Ngân Hà |

Câu chuyện về cậu bé đánh giày nghèo khổ dưới đây hẳn sẽ trở thành bài học cuộc sống thú vị dành cho mọi người.

Chuyện về lòng lương thiện không cần qua sát hạch

"Vào một ngày, vị đại diễn phải đi công tác ở ngoại thành, trong lúc ông đứng đợi ở ga tàu thì nhìn thấy một cậu bé đánh giày chừng hơn 10 tuổi…

Cậu bé hỏi: "Ông có muốn đánh giày không?"

Đạo diễn cúi đầu nhìn đôi giày mới đánh xong, bèn lắc đầu. 

Khi ông bước đi được mấy bước, thì đột nhiên nhìn thấy cậu bé mặt đỏ bừng chạy đến phía trước, nhìn ông với đôi mắt khẩn cầu: "Thưa ông, cả ngày hôm nay cháu không có gì vào bụng, ông có thể cho cháu vay ít tiền được không? 

Từ mai cháu sẽ cố gắng đánh giày, đảm bảo sau một tuần là có thể trả lại tiền cho ông!"

Ông đạo diễn nhìn cậu bé đứng trước mặt với bộ dạng đói khát, quần áo tả tơi, trong tâm có chút thương cảm, liền móc túi đưa cho cậu mấy đồng. Cậu bé rất cảm kích, nói: "Cảm ơn ông", sau đó liền rời đi.

Đạo diễn lắc lắc đầu, những đứa trẻ lừa gạt trên đường như thế này, ông đã gặp quá nhiều rồi. Nửa tháng sau, ông đã hoàn toàn quên chuyện cậu bé đánh giày vay tiền mình.

Lời van xin của cậu bé đánh giày và chuyện không ngờ sau 15 ngày - Ảnh 1.

Không chỉ thật thà, biết giữ chữ tín, cậu bé đánh giày còn sẵn sàng sẻ chia cơ hội của mình cho người khác (Ảnh minh họa)

Ấy vậy mà, trong một lần đi qua nhà ga, vị đạo diễn bỗng nhìn thấy một bóng dáng gầy gò, từ xa đã vẫy tay gọi: "Ông ơi, hãy đợi một chút".

Đến khi cậu bé mặt mũi ướt đầy mồ hôi chạy đến đưa tiền trả lại thì ông mới nhận ra là cậu bé đánh giày lần trước.

Cậu bé vừa thở hổn hển vừa nói: "Cháu đã ở đây đợi ông rất lâu rồi, hôm nay mới gặp được ông để trả lại tiền."

Ông nhìn những đồng xu vẫn còn ướt do mồ hôi trên tay, trong lòng cảm thấy ấm áp lạ thường. Ông nhìn lại cậu bé một lần nữa, chợt phát hiện thấy cậu chính là người mà ông luôn muốn tìm cho vai diễn mới.

Ông đút mấy đồng tiền xu vào túi cậu bé, và nói: "Số tiền này là tôi cho cậu, cậu không cần phải trả lại." Ông nói tiếp: "Ngày mai cậu hãy đến phòng đạo diễn của công ty điện ảnh ở trung tâm thành phố gặp tôi, tôi sẽ có một bất ngờ lớn cho cậu."

Sáng sớm ngày hôm sau, bảo vệ của công ty nói với ông rằng, có một nhóm trẻ con đường phố đã đến.

Ông kinh ngạc đi ra ngoài cửa, liền nhìn thấy cậu bé đánh giày chạy đến, vội nói với ông bằng vẻ mặt ngây thơ: "Thưa ông, những đứa trẻ lang thang này đều giống cháu, đều không có bố mẹ, chúng cũng muốn có những điều bất ngờ!"

Đạo diễn hoàn toàn không thể nghĩ tới, một cậu bé lang thang bần cùng nhưng lại có một trái tim rất lương thiện.

Ông quan sát và chọn lọc rất kĩ lưỡng, và phát hiện quả thực có một vài cậu bé rất lanh lợi, phù hợp với vai diễn hơn cả cậu bé đánh giày. 

Nhưng cuối cùng, ông quyết định chọn cậu, đồng thời trong hợp đồng tuyển dụng, ông đã viết tại mục miễn thử việc là: "Lương thiện không cần thông qua sát hạch".

Cuộc hội ngộ để lại nhiều bài học đáng ghi nhớ

Câu chuyện kể trên tuy đơn giản nhưng lại ẩn chứa nhiều bài học sâu sắc về lòng lương thiện, sẻ chia và cả sự tin tưởng

Cậu bé đánh giày ấy tuy bản thân vẫn phải đối diện với sự khó khăn trong cuộc sống, nhưng vẫn vô tư mang hi vọng và cơ hội của mình chia sẻ cho người khác. 

Cậu quên đi hoàn cảnh nghèo khổ của mình, khi nhận thấy có cơ hội tốt sắp đến, cậu không vội vã nhận lấy mà nghĩ ngay đến những đứa trẻ đường phố đồng cảnh ngộ với mình, đem món quà ấy "phân phát" cho họ.

Và diễn viên mà vị đang diễn đang kiếm tìm cho bộ phim chính là một người lương thiện, tốt bụng như thế. Nhiều năm sau, cậu bé đánh giày năm nào trở thành chủ tịch của một công ty Văn hóa Điện ảnh, anh đã viết cuốn tự truyện "Cuộc đời diễn viên của tôi".

Lời van xin của cậu bé đánh giày và chuyện không ngờ sau 15 ngày - Ảnh 2.

Lương tâm trong sạch, sự bình an tâm trí và lòng tự trọng, đó là những phần thưởng cho người sống lương thiện. (Ảnh minh họa)

Như vậy, lòng tốt thôi thúc cậu bé đem cơ hội của mình trao cho người khác. Và cũng chính là sự lương thiện ấy, đã khiến cơ hội của cuộc đời không bỏ qua cậu. Như câu nói mà người xưa đã đúc kết: "Ở hiền gặp lành"

Cách hành xử của cậu bé đánh giày khiến nhiều người giật mình ngẫm lại cách sống của bản thân. Chúng ta đã biết quan tâm, đối xử tốt với những người xung quanh, giúp đỡ người khác khi có thể chưa?

Nói đến đây, có lẽ nhiều người cho rằng chúng ta không cần thiết phải giúp đỡ những người không quen biết, vì làm như vậy ta cũng không nhận được gì. 

Nhưng thực tế cuộc sống đã chứng minh rằng, khi ta giúp đỡ bất kì ai, dù chỉ một lời cảm ơn cùng nụ cười nhân ái, ắt hẳn ta sẽ cảm thấy vui hơn rất nhiều. Niềm vui chính là món quà lớn nhất bạn nhận được khi bạn giúp đỡ người khác.

Và một ngày nào đó, khi bạn gặp khó khăn, hãy tin rằng lòng tốt đã được chính ta làm cho lan tỏa, để mỗi người đều biết sống vì người khác. 

Cuộc sống này luôn đặt ra nhiều khó khăn, thử thách ở phía trước. Không ai có thể làm mọi thứ một mình mà đến một lúc nào đó, ai cũng cần đến sự hỗ trợ và giúp đỡ.

Vì vậy, chúng ta hãy luôn sống thật tốt, hãy luôn giúp đỡ người khác khi chúng ta có thể. Bởi một ngày bạn sẽ được nhận lại rất nhiều điều, có thể không phải từ chính họ mà từ những người xung quanh bạn.

Không chỉ cần sự lương thiện, sẻ chia, mà biết tin tưởng người khác cũng là một món quà dành cho họ. 

Ở câu chuyện trên, vị đạo diễn mặc dù vẫn cho cậu bé tiền, nhưng đó chỉ là hành động  xuất phát từ lòng thương hại, bởi ban đầu ông mặc định rằng cậu bé chỉ lừa gạt mình cốt để xin tiền chứ không bao giờ có chuyện trả lại.

Nhưng vị đạo diễn đã nhầm, cậu bé đánh giày đã làm việc chăm chỉ để kiếm tiền một cách nhanh nhất có thể và mang trả lại người đã giúp cậu trong lúc đói khổ. Hành động của cậu khiến vị đạo diễn bất ngờ xen lẫn hối hận vì đã thiếu lòng tin dành cho người khác.

Không tin tưởng người khác, thì không thể thành nghiệp lớn, cũng không thể trở thành vĩ nhân. Xin hãy ghi nhớ câu nói này: "Bạn tin tưởng người khác, thì họ mới tin tưởng bạn, trung thực với bạn. 

Hãy lấy phong độ của một vĩ nhân đối với người khác, họ mới có thể biểu hiện ra cái phong độ vĩ nhân mà họ có với bạn".  

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại