Lợi thế quân sự gấp mười lần, NATO vẫn không thể kiềm chế nổi Nga

Sơn Nguyễn |

Chuyên gia quân sự Boris Dolgov lý giải về việc Mỹ đang lên kế hoạch sử dụng số quân nhân đến từ các nước Arab tại Syria.

Các nghị sĩ thuộc Ủy ban quốc phòng của Quốc hội Anh đã nghe báo cáo của một nhà phân tích quân sự tên Justin Bronka, người đã giả định rằng trong trường hợp xảy ra xung đột Nga và phương Tây, Moscow sẽ tấn công hạt nhân bằng các đầu đạn chiến thuật với sức công phá nhỏ tới khu vực Cận Baltic.

Tuy nhiên, chuyên gia phương Tây này đã không giải thích tại sao Nga cần làm như vậy và hậu quả gì sẽ xảy ra.

Chuyên gia Bronka tin rằng, những quả bom nhỏ hoặc tên lửa có đầu đạn hạt nhân mới đủ để gây thiệt hại cho nên kinh tế các nước Cận Baltic và tiêu diệt lực lượng của NATO tại đây.

Nhà phân tích của hãng tin Sputnik, ông Willem Rood đã thể hiện sự phẫn nộ đối với tuyên bố trên của Bronka và cho rằng chuyên gia phương Tây này không hiểu đang nói về cái gì và không có quan điểm đúng đắn về từ “chiến tranh”.

Theo ông Willem Rood, chỉ cần một đòn tấn công hạt nhân nhỏ sẽ mang lại hậu quả hủy diệt dưới dạng một cuộc chiến tranh hạt nhân quy mô lớn, điều này xảy ra sẽ không tránh khỏi phản ứng ở cấp chiến dịch của phương Tây.

Ông Willem Rood cũng lưu ý tới tính hiếu chiến của các nước phương Tây và việc các nước này phát triển vũ trang toàn diện trong khuôn khổ khối quân sự NATO. Trong thời điểm hiện tại, NATO đang có những ưu thế gấp hàng chục lần so với Nga về sức mạnh quân sự, và có ngân sách quốc phòng lớn hơn.

Bên cạnh đó, NATO đang tiếp tục gia tăng chi phí để tăng cường sức mạnh chỉ nhằm kiềm chế Nga.

Ông Willem Rood cũng nhấn mạnh sự vô lý của việc kích động gây hấn và đặt ra câu hỏi liệu phương Tây cần phải đạt tới ưu thế quân sự trước Nga ở mức độ nào, gấp 20 hay 30 lần của Nga?

Về phần mình, Willem Rood nhấn mạnh rằng, cho dù vượt trội gấp hàng chục lần Nga nhưng NATO cũng không đủ để kiềm chế Nga. Tất cả vấn đề nằm ngay ở quan niệm về “kiềm chế” – nó chỉ đơn giản là không tồn tại.

Phương Tây gần đây đang tiến hành cuộc chạy đua vũ trang khi mị dân về mục đích hòa bình. Thông thường, khái niệm “kiềm chế” được hiểu là phô diễn, biểu trưng lực lượng để đối phương không tấn công.

Tuy nhiên, quân đội của NATO từ lâu đã trở thành các mối đe dọa nguy hiểm. Do đó, không có gì ngạc nhiên rằng Nga sẽ đáp trả một cách tương xứng và hoàn thiện các vũ khí hạt nhân của mình, cũng như các phương tiện mang vũ khí hạt nhân.

Quá trình kiềm chế theo cách của phương Tây đã được thực hiện ngược lại – đó là việc Mỹ càng tăng cường sức mạnh quân sự thì Nga cũng càng phát triển tiềm năng tấn công của mình. Trong trường hợp xảy ra xung đột quy mô lớn, điều này sẽ dẫn đến thảm họa toàn cầu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại