Trong Thế chiến 2, Mỹ trở thành quốc gia độc quyền về bom hạt nhân, tạo nên ưu thế vượt trội so với các cường quốc còn lại.
Chính 2 quả bom mà Mỹ thả xuống 2 thành phố của Nhật Bản đã khiến Nhật phải đầu hàng ngay sau đó. Liên Xô là đối thủ nặng ký của Mỹ cũng phải rất lâu sau mới phá vỡ thế độc quyền này.
Ngày nay, năng lượng hạt nhân được sử dụng một cách hữu ích hơn trong các nhà máy điện hạt nhân. Trở thành một nguồn năng lượng lớn cung cấp cho con người.
Thiên tài Einstein (trái) cũng tham gia dự án chế tạo bom hạt nhân.
Thế nhưng, ít ai biết rằng sự ra đời của vũ khí hủy diệt đáng sợ này đổi lại bằng rất nhiều sinh mạng và máu của con người. Với sự giúp đỡ của Anh và Canada, Mỹ đã tiến hành một dự án thay đổi cả lịch sử:
Dự án Manhattan (đặt theo tên khu vực đặt bản doanh đầu tiên của dự án)
Đây là dự án bí mật với an ninh bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt được tiến hành dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt, một biển báo hình 3 con khỉ với nội dung không nhìn, không nghe, không nói được đặt ở bên ngoài bản doanh.
Kinh phí của dự án chỉ đứng sau Dự án Chinh phục mặt trăng vào năm 1969.
Biển cảnh báo người dân.
Tạp chí Life của Mỹ năm 1945 từng có bài viết: "Hơn 100.000 người tham gia vào dự án Manhattan làm việc như chuột chũi trong bóng tối" để nói lên tính bí mật mà ngay cả người tham gia cũng không biết mình đang làm gì!
Những người tiết lộ thông tin sẽ bị phạt tù 10 năm và số tiền phạt khổng lồ, những công nhân cũng bị đặc vụ giám sát hành vi của mình.
Quả cầu chết chóc
Ngày 21 tháng 8, 1945 nhà vật lý Harry Daghlian đang cẩn thận đặt những viên đá xung quanh một quả cầu ở phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos (New Mexico), ông là một trong những nhà vật lý tiên phong tham gia dự án phát triển vũ khí đáng sợ này.
Daghlian cẩn thận đặt những viên gạch quanh quả cầu.
"Đứa con đáng sợ" này đã khiến cho những cha đẻ của mình phải chịu những tổn hại về thể xác lẫn tinh thần.
Giáo sư vật lý Mỹ Julius Robert Oppenheimer, trưởng dự án, người được xem là cha đẻ của bom hạt nhân từng nói: "Bàn tay chúng tôi đã vấy máu đồng loại" để nói lên sức hủy diệt và cái giá mà con người phải trả khi tạo ra quả bom này.
Những người tham gia chế tạo đều là những nhà vật lý lỗi lạc (từng đoạt giải Nobel) lúc bấy giờ như Niels Bohr, Enrico Fermi, Richard Feynman và Hans Bethe.
Đội ngũ các nhà khoa học tham gia lên tới 6000 người. Sau đó, 3 "đưa con" lần lượt ra đời là:
"Gadget" (Cái mở hộp), "Little Boy" (Cậu bé) có lõi uranium và "Fat Man" (Chàng mập) có lõi là plutonium với sức công phá lớn nhất (chính là quả cầu đáng sợ trong hình).
Chính quả cầu đáng sợ này đã khiến 2 thành phố ở Nhật bản trở về thời kỳ đồ đá, biết tin này giáo sư Oppenheimer đã bật dậy thốt lên:
"Giờ đây ta đã biến thành thần chết, kẻ hủy diệt cả thế gian này". Ông sống quãng đời còn lại trong nỗi day dứt hối hận khôn nguôi vì tạo ra một "thần chết" mà ông cũng không thể kiểm soát được.
"Bàn tay chúng tôi đã vấy máu đồng loại" (bên trái là nhà vật lý Harry Daghlian).
Những nạn nhân đầu tiên
Không chỉ những nạn nhân tại 2 thành phố của Nhật, những người trực tiếp tham gia dự án cũng đã hứng chịu tai họa khủng khiếp khi chế tạo vũ khí hủy diệt đáng sợ nhất thời điểm này.
Daghlian chính là người đầu tiên trở thành nạn nhân của nó. Tiếp xúc với tia phóng xạ quá lâu với liều lượng lớn đã khiến ông bị nhiễm phóng xạ, ông đã chết khi mới chỉ 25 ngày sau khi đôi tay bắt đầu biểu hiện dấu hiệu nhiễm phóng xạ (ảnh trên).
9 tháng sau đó, một nạn nhân khác là Louis Slotin (mọt người bạn và đồng nghiệp thân thiết của Daghlian) cũng chết vì nhiễm phóng xạ.
Louis Slotin là nạn nhân thứ 2 khi thực hiện dự án.
Chính tác hại hủy diệt mà với kiến thức lúc đó chưa thể nào hiểu rõ được đã khiến người ta gọi quả cầu này là "Demon Core" (Lõi quỷ) vì đã giết chết rất nhiều người như Robert J. Hemmerly, nhân viên an ninh tại phòng thí nghiệm của Daghlian.
Ông chết 33 năm sau đó vì nhiễm phóng xạ, chịu đau đớn giày vò từ sự phá hủy cơ thể và sức khỏe nghiêm trọng mà tia phóng xạ gây ra.
Hay Alvin Graves, người có mặt khi Louis Slotin thực hiện thí nghiệm, ông chết 18 năm sau đó vì lý do tương tự.
Ngày 1/7/1946, quả cầu mang tên Pu-239 cũng giết chết 2 trong số những nhà khoa học quan trọng nhất trong một thử nghiệm gần biển Thái Bình Dương.
Những nạn nhân của nó ngoài con người còn là những động vật bị biến thành vật thử để kiếm tra mức độ công phá và phạm vi của bom. Khi được đưa vào sử dụng trong chiến tranh, hiển nhiên nó trở thành nỗi khiếp sợ với bất cứ quốc gia nào.
Ngày nay, loài người đã nhận thức được mối nguy hiểm và có những kiến thức đầy đủ hơn về loại bom này, sử dụng nó vào mục đích tốt đẹp hơn như tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo dồi dào phục vụ con người.