Loạt láng giềng hối hả mua vũ khí trước sức ép quân sự mạnh từ Nga

Quý Hoàng |

Romania và Bulgaria đang đẩy mạnh các chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang của họ.

Khi Nga ngày càng quyết tâm thể hiện sức mạnh quân sự của mình tại Biển Đen, Romania và Bulgaria cũng đang đẩy mạnh các chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang của họ và thay thế các thiết bị do Liên Xô thiết kế bằng vũ khí và thiết bị do phương Tây sản xuất.

Khi các hợp đồng quốc phòng lớn nhất lịch sử ở cả hai quốc gia này đang được tiến hành, Bucharest và Sofia đều phải đối mặt với thách thức tăng chi tiêu quân sự sau nhiều năm thiếu đầu tư.

George Scutaru, một thành viên của Nghị viện cho Đảng Tự do Quốc gia – đảng đối lập chính tại Romania và là giám đốc phát triển của Trung tâm Chiến lược Mới có trụ sở tại Bucharest, nói với Defense News: "Năm 2014 là một bước ngoặt về an ninh tại khu vực Biển Đen".

"Việc Nga sáp nhập Crimea, xung đột ở miền đông Ukraine, sự gia tăng nhanh chóng năng lực A2/AD (chống tiếp cận, chống đổ bộ) của Nga trong khu vực, khiến Romania phải thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng khả năng răn đe và phòng thủ, ông nói thêm, "tăng cường khả năng về hải quân là một mục tiêu chính khác của Romania".

A2/AD mô tả các biện pháp quân sự phòng thủ nhằm giữ lực lượng của đối phương các vị trí quan trọng cách càng xa càng tốt – những nơi mà về mặt chiến thuật khi bị chiếm đóng có thể quyết định kết quả của một trận chiến.

Loạt ưu tiên quốc phòng của Romania

Là một phần trong nỗ lực chống lại những động thái như vậy của Nga, chính phủ Romania hồi tháng 7 tuyên bố sẽ mua bốn tàu hộ tống Gowind mới từ một chi nhánh của Tập đoàn Hải quân Pháp và đối tác Romania, nhà đóng tàu địa phương Santierul Naval Constanta.

Theo thỏa thuận trị giá 1,2 tỷ euro (1,3 tỷ USD), các công ty này cũng sẽ nâng cấp hai tàu khu trục Type 22 của Hải quân Romania, máy bay F-221 Regina Maria và F-222 Regele Ferdinand - cũng như xây dựng một cơ sở bảo trì và trung tâm huấn luyện.

Scutaru nói, "Romania cũng muốn mua các bệ phóng tên lửa chống tàu". "Một mục tiêu khác của Romania sẽ là tăng cường khả năng [tình báo, giám sát và trinh sát] ở Biển Đen. Theo cách này, Romania muốn thể hiện quyết tâm ở quá trình nâng cao năng lực phòng thủ của chính mình, do đó góp phần vào nỗ lực của NATO trong việc ngăn chặn các hành động của Nga ở khu vực Biển Đen".

Danh sách khí tài quốc phòng muốn mua của Romania đã đặt lên hàng đầu việc mua lại các hệ thống phòng thủ tên lửa và không quân Patriot do Raytheon sản xuất theo thỏa thuận trị giá tới 3,9 tỷ USD và mua Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) và Hệ thống tên lửa phóng đa hướng (GMLRS) từ Lockheed Martin với giá 1,25 tỷ USD.

Scutaru cho biết, Bucharest cũng đã yêu cầu 54 bệ phóng HIMARS do Martin sản xuất cho ba hệ thống vũ khí và 81 đơn vị GMLRS. Nghị sĩ này cho biết thêm rằng chính phủ đang "tiếp tục theo đuổi việc mua F-16 [máy bay chiến đấu] để bổ sung cho khả năng đáp trả trên không hiện có".

Bulgaria nhắm tới chiến đấu, xe bọc thép

Hoạt động của Nga tại Ukraine cũng đã tác động đến chính sách quốc phòng của Bulgaria, thúc đẩy việc mua lại khí tài quân sự cao được coi trọng nhiều hơn chương trình nghị sự chính trị, các nhà phân tích địa phương cho biết.

"Bulgaria cho rằng sự mất ổn định của khu vực và sự sáp nhập Crimea dẫn đến việc vi phạm vĩnh viễn sự cân bằng địa chiến lược và quân sự ở khu vực Biển Đen, ông Tsvetan Tsvetkov, phó giáo sư tại khoa an ninh quốc gia và khu vực của Đại học Kinh tế Quốc gia và Thế giới ở Sofia, nói với Defense News.

Bulgaria cũng quyết tâm nâng cấp lực lượng không quân của mình, với kế hoạch thay thế các máy bay chiến đấu Mikoyan MiG-29 do Liên Xô thiết kế đã lỗi thời bằng máy bay phương Tây, rất có thể là máy bay chiến đấu F-16 Block 70 của Lockheed Martin. Kế hoạch mua lại tám máy bay này đã được cả Hội đồng Bộ trưởng và Ủy ban Quốc phòng Quốc hội Bulgaria phê chuẩn, một thỏa thuận ước tính trị giá khoảng 1,3 tỷ USD- mở đường cho hợp đồng quốc phòng lớn nhất kể từ năm 1989.

Kế hoạch mua vũ khí này cũng là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nghị sĩ nước này. Vào cuối tháng 7, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev đã từ chối thỏa thuận này, tuyên bố cần một cuộc thảo luận rộng hơn về các điều khoản mua lại.

Tổng thống cho biết các nhà lập pháp Bulgaria nên thảo luận và đánh giá các điều khoản của hợp đồng được đề xuất, bao gồm giá cả, lịch trình giao hàng, phí hậu cần và đào tạo còn chưa xác định.

Trong một động thái khác, Bộ Quốc phòng Bulgaria đã đề nghị bốn nhà sản xuất có trụ sở tại châu Âu cung cấp 150 chiếc xe bọc thép theo thỏa thuận trị giá khoảng 840 triệu USD. Những nhà sản xuất này bao gồm ARTEC Đức, Patria của Phần Lan, Tập đoàn Pháp Nexter và MOWAG General Dynamics Land Systems có trụ sở tại Thụy Sĩ.

Hồ sơ dự thầu sẽ được đệ trình vào ngày 31/10 và một đội ngũ đặc biệt liên ngành dự kiến sẽ chọn bên thắng đấu thầu vào ngày 20/12, Bộ Quốc phòng nước này cho biết trong một tuyên bố.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại