Loại nông sản Việt Nam xuất khẩu thứ 2 thế giới nhưng mang tiếng 'oan', các chủ quán gốc Việt quyết lấy lại bản sắc

Minh Khôi |

Trong khoảng một thập kỷ qua, những người yêu thích cafe đã chứng kiến sự xuất hiện ồ ạt của các công ty cà phê do người Mỹ gốc Việt làm chủ và dần thay đổi câu chuyện về cafe Việt Nam ở Mỹ.

"Cà phê đá với sữa đặc có đường?"; "Cà phê từ… Việt Nam?" hoặc "Tôi không biết".

Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới sau Brazil, nhưng cafe Robusta, loại cafe chiếm phần lớn sản lượng của Việt Nam, thường được không được đánh giá cao.

Tuy nhiên, nhiều người đang nỗ lực để thay đổi quan điểm này và sự kỳ thị đối với nó.

Cafe Việt Nam không xuất xứ Việt Nam

Nhiều người Mỹ đã quen với Cafe du Monde, mặc dù nhà hàng này không phải của Việt Nam và cũng không sử dụng hạt cafe của Việt Nam.

Từ trước đến nay, cafe sữa đá được pha theo cách truyền thống với phin, cà phê rang sẫm màu. "Mỗi giọt mang đến một cơ hội để sống chậm lại, dành thời gian, thư giãn và thưởng thức", Khuyên Lê chia sẻ trong bài giới thiệu về cafe Việt Nam trên Sprudge. Kết hợp với đá và sữa đặc có đường, thức uống này đã trở thành biểu tượng của "cafe Việt Nam" tại Mỹ.

Chỉ cần cho bất kỳ loại cà phê espresso nào bạn pha lên trên sữa đặc và gọi nó là cafe Việt Nam, Will Frith, một người ủng hộ cà phê Việt Nam lâu năm, giải thích về cách phục vụ cafe Việt Nam ở Mỹ.

Nhưng hiện tại, điều đó đang bắt đầu thay đổi. Trong khoảng một thập kỷ qua, những người yêu thích cafe đã chứng kiến sự xuất hiện ồ ạt của các công ty cà phê do người Việt làm chủ và dần thay đổi câu chuyện về cafe Việt Nam ở Mỹ.

Loại nông sản Việt Nam xuất khẩu thứ 2 thế giới nhưng mang tiếng oan, các chủ quán gốc Việt quyết lấy lại bản sắc - Ảnh 1.

Ngày càng nhiều các quán cafe Việt, sử dụng hạt cafe trồng ở Việt Nam mở tại Mỹ

Lan Ho, người sáng lập Fat Miilk ở Chicago, Mỹ, cho biết các cửa hàng bán cafe Việt Nam cho khách hàng chỉ đơn giản là cafe với sữa đặc có đường.

Lan Ho đang tìm nguồn cung ứng cà phê Robusta trực tiếp từ nông dân Việt Nam và sau đó phát triển rang xay với Càphê Roasters, một thương hiệu khác thuộc sở hữu người Mỹ gốc Việt, có trụ sở tại Philadelphia.

Vốn được mở ra trong thời kỳ đại dịch, hiện tại, Lan Ho đã thuê một không gian mới cho Fat Miilk, nằm ở trung tâm cộng đồng người Việt ở Chicago trên Phố Argyle.

Khẳng định bản sắc cafe Việt Nam

Giải thích về việc mở một quán cafe với nguồn cung từ Việt Nam, Lan Ho giải thích: "Tôi muốn xây dựng một cộng đồng, kể câu chuyện về di sản, danh tính, câu chuyện của những người đi trước và những tiếp nối".

Will Frith cho rằng việc "khẳng định bản sắc" là một phần quan trọng giải thích tại sao ngày càng có nhiều thương hiệu cà phê do người Việt làm chủ được thành lập.

Được thành lập vào năm 2018, Nguyen Coffee Supply là một trong những công ty cafe Việt Nam đầu tiên tại Mỹ và ngày nay đã trở thành một trong những công ty dẫn đầu xu hướng này.

"Trước khi Nguyen Coffee Supply thành lập, văn hóa cafe Việt Nam ở Mỹ chủ yếu tồn tại trong các nhà hàng Việt Nam bình dân. Ngay cả khi các cửa hàng cafe đặc biệt mọc lên khắp nước Mỹ trong 20 năm qua, và chúng tôi đã chứng kiến sự bùng nổ của các loại đồ uống châu Á như trà masala chai, matcha và trân châu, cafe Việt Nam và phương pháp pha phin vẫn chưa tồn tại trong các không gian cà phê chính thống của Mỹ", người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Sahra Nguyen cho biết.

Loại nông sản Việt Nam xuất khẩu thứ 2 thế giới nhưng mang tiếng oan, các chủ quán gốc Việt quyết lấy lại bản sắc - Ảnh 2.

Nguyen Coffee Supply là một trong những công ty cafe Việt Nam đầu tiên tại Mỹ

Paula Ocheltree, chủ sở hữu của Orbit Coffee có trụ sở tại Oakland, nhớ lại sự ngạc nhiên của mình khi biết rằng Cafe du Monde không có nguồn gốc Việt Nam.

Điều này dẫn đến việc Paula Ocheltree quyết định mở quán cafe rang xay của mình vào năm 2019. Thứ nhất, là nơi mà cô ấy muốn ghé thăm và uống một tách cafe và thứ hai, để chia sẻ phiên bản cafe Việt Nam của cô.

Cùng với các nước sản xuất khác, Orbit cũng cung cấp và rang cà phê Robusta của Việt Nam. Kể từ khi khai trương, Orbit đã nhanh chóng mở rộng đến 3 địa điểm và tiếp cận nhiều khách hàng bán buôn tại địa phương.

Các chị em Sashaline, Shasitie và Shominic Nguyen đã mở Tí Cafe ở Denver vào năm 2021 như một cách để "cho thấy rằng văn hóa Việt Nam, đặc biệt là trong kinh doanh, không chỉ đặt trong truyền thống mà có thể hiện đại trong khi vẫn tôn vinh các phương pháp truyền thống. Họ tin rằng "hạt cafe robusta có thể mang lại hương vị đậm đà hơn, tròn vị hơn", thích hợp cho sử dụng cùng bánh flan và trứng.

Các công ty cafe Việt Nam như Cà Phê ở Kansas City, Coffeeholic House và Phin ở Seattle, thương hiệu thương mại điện tử Copper Cow Coffee đều là một phần của phong trào lớn hơn mở đường cho các công ty tập trung vào Đông Nam Á.

Về tương lai, Sahra Nguyen hy vọng rằng "công chúng cho phép tạo ra những câu chuyện mới và hệ thống mới để giúp nâng cao tinh thần cho tất cả các cộng đồng trồng cafe, đặc biệt là cộng trồng cafe robusta".

Tương lai của cafe là Robusta, và các thương hiệu cà phê do người gốc Việt làm chủ đang dẫn đầu về điều đó, Frith đồng ý và nói thêm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại